Những lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

Xin chuyên gia cho biết những lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)?

Nguyễn Minh Ngọc
08/02/2023

Trả lời

Bạn Nguyễn Minh Ngọc thân mến,

Một doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận mà còn phải giúp đảm bảo đời sống của nhân viên người lao động một cách hợp lý. Từ đó mới phát triển một cách bền vững được. Việc áp dụng triển khai trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh được tốt hơn mà còn đảm bảo và chứng minh với khách hàng và xã hội rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với người lao động và môi trường xung quanh.

- CRS giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Chính vì thế mà theo thống kê những doanh nghiệp thành công nhất là các doanh nghiệp áp dụng tốt CRS vào thực tiễn đời sống của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất… Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế. CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp.

Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của DN không những sẽ giúp cho DN kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động trách nhiệm xã hội của DN không phải chỉ để làm cho DN cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của DN và cho lợi ích của xã hội.

Chúc bạn thành công!

Trích sách “Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số" của nhà quản trị Mỹ - Shane Green, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản tháng 5/2020.


  • 08/02/2023

Bạn Nguyễn Minh Ngọc thân mến,

Một doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận mà còn phải giúp đảm bảo đời sống của nhân viên người lao động một cách hợp lý. Từ đó mới phát triển một cách bền vững được. Việc áp dụng triển khai trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh được tốt hơn mà còn đảm bảo và chứng minh với khách hàng và xã hội rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với người lao động và môi trường xung quanh.

- CRS giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Chính vì thế mà theo thống kê những doanh nghiệp thành công nhất là các doanh nghiệp áp dụng tốt CRS vào thực tiễn đời sống của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất… Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế. CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp.

Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của DN không những sẽ giúp cho DN kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động trách nhiệm xã hội của DN không phải chỉ để làm cho DN cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của DN và cho lợi ích của xã hội.

Chúc bạn thành công!

Trích sách “Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số" của nhà quản trị Mỹ - Shane Green, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản tháng 5/2020.


  • 08/02/2023

Bạn Nguyễn Minh Ngọc thân mến,

Một doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận mà còn phải giúp đảm bảo đời sống của nhân viên người lao động một cách hợp lý. Từ đó mới phát triển một cách bền vững được. Việc áp dụng triển khai trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh được tốt hơn mà còn đảm bảo và chứng minh với khách hàng và xã hội rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với người lao động và môi trường xung quanh.

- CRS giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Chính vì thế mà theo thống kê những doanh nghiệp thành công nhất là các doanh nghiệp áp dụng tốt CRS vào thực tiễn đời sống của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất… Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế. CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp.

Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của DN không những sẽ giúp cho DN kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động trách nhiệm xã hội của DN không phải chỉ để làm cho DN cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của DN và cho lợi ích của xã hội.

Chúc bạn thành công!

Trích sách “Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số" của nhà quản trị Mỹ - Shane Green, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản tháng 5/2020.


  • 08/02/2023