Thế nào là môi trường làm việc hạnh phúc?

Xin chuyên gia cho biết dựa vào những yếu tố nào để đánh giá một môi trường làm việc có hạnh phúc hay không?

Nguyễn Thanh Thảo
08/09/2023

Trả lời

Gửi bạn Phạm Hạnh Anh,

Nhiều công việc được giao rất dễ khiến bạn xao nhãng, “bỏ quên”, trễ hạn công việc nếu bạn không có kế hoạch xử lý hiệu quả. Trong những tình huống đó, bạn cần phải làm gì? Có một số cách sau để bạn không quên công việc được giao.

- Ghi chú cụ thể từng công việc được giao: Đừng quá phụ thuộc vào trí nhớ của mình khi có hàng đống công việc được giao đến cùng một lúc. Bạn có thể ghi chép và lưu ý cụ thể với mỗi công việc được giao đến mỗi ngày. Từ những thông tin đó, bạn sẽ có kế hoạch và cập nhật tiến trình làm việc cụ thể nhất.

- Sắp xếp thứ tự và kế hoạch làm việc: Có thể trong một thời điểm bạn phải nhận đến nhiều nhiệm vụ khác nhau. Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ không hiệu quả, đòi hỏi bạn phải sắp xếp số công việc đó theo một thứ tự phù hợp nhất. Khi sắp xếp việc, bạn phải chú trọng đến tầm quan trọng của từng công việc, mức độ cấp thiết của từng nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng đối tượng được giao.

- Được nhắc nhở thường xuyên: Khi bạn được giao một công việc lớn, dài kỳ, với nhiều đầu mục và nhiều công việc con, bạn cần sự nhắc nhở công việc thường xuyên để công việc không bị rơi vào xao nhãng. Có thể trong quá trình hoàn thành công việc đó, bạn bị một số công việc nhỏ hơn chèn vào, làm cho quá trình làm việc bị gián đoạn và có thể quên mất nhiệm vụ lớn được giao. Khi đó, bạn cần sự nhắc nhở từ người khác, từ một số thiết bị nhắc nhở công việc thông minh.

- Sử dụng công cụ giao việc thông minh: Khi những giải pháp truyền thống không đáp ứng được nhu cầu công việc phức tạp như hiện nay, bạn cần đến một giải pháp thông minh và chuyên nghiệp hơn. Nếu số lượng công việc lớn, phức tạp và bạn không muốn phụ thuộc vào trí nhớ và tránh làm phiền những người xung quanh, có thể bạn đang cần đến phần mềm quản lý công việc.

Trích sách “Bản đồ tư duy công việc” do nhà tâm lý học Tony Buzan, NXB Thanh

niên xuất bản tháng 10/2018.


  • 13/09/2023

Bạn Nguyễn Thanh Thảo thân mến,

Theo Ken Lin - nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc của Credit Karma, tổ chức được thành lập với sứ mệnh thay đổi ứng xử của con người với các vấn đề tài chính - một môi trường làm việc "hạnh phúc" cần phải hội đủ những yếu tố: gắn bó, kết nối, tin tưởng, yếu tố sức khỏe và sự đền bù.

-  Gắn bó: Theo Lin, doanh nghiệp cần phải tạo cho các nhân viên, nhất là những người mới gia nhập tổ chức, niềm tin vào sứ mệnh của công ty. Họ phải có được niềm tự hào rằng bản thân họ đang góp phần vào việc thực hiện một điều gì đó có ý nghĩa. Khi đó, nhân viên sẽ có cảm giác hài lòng với công việc của mình, làm việc chủ động và gắn bó lâu dài với tổ chức. Để thể hiện văn hóa này, công ty có thể tổ chức một cuộc họp với toàn thể nhân viên mỗi tháng. Tại cuộc họp này, nhân viên có thể đưa ra bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghe phần báo cáo của ban giám đốc.

- Kết nối: Những nhân viên hài lòng không chỉ hiểu và tôn trọng những gì doanh nghiệp đang làm mà còn cảm thấy vui vẻ và tự hào khi mình góp phần hiện thực hóa những điều ấy. Để được như vậy, Lin khuyên các doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường văn hóa tôn trọng lẫn nhau. Sau khi rời công sở, nhân viên luôn cảm thấy vui vẻ với cảm giác những ý kiến của mình luôn được lắng nghe. Doanh nghiệp cần ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có khả năng làm việc hòa đồng, vui vẻ với các đồng nghiệp xung quanh, có tinh thần đồng đội cao và sẵn sàng chia sẻ những công việc khó khăn. Để nhân viên có nhiều cơ hội kết nối với nhau, doanh nghiệp cũng cần thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ dành riêng cho nhân viên.

- Tin tưởng: Lin khuyên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện cho nhân viên biết rằng họ đang được tin tưởng và khuyến khích họ làm việc độc lập. Nhân viên nên được tạo điều kiện để tự do thực hiện công việc của họ, dù điều đó có thể rủi ro và khiến họ thất bại. Để cho nhân viên được tự do thử nghiệm cũng là một cách kích thích sự sáng tạo của họ.

- Sức khỏe: Lin khuyên các doanh nghiệp không nên xem thường sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên vì điều đó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Nhân viên cần phải được tạo điều kiện về thời gian và sự tự do để chăm lo cho cuộc sống cá nhân của mình. Khi có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Lin cũng khuyến cáo rằng nếu các doanh nghiệp chỉ trả lương cạnh tranh, tạo ra các chính sách phúc lợi hay các ưu đãi cổ phiếu hấp dẫn thì điều ấy chưa chắc đã làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc. Điều quan trọng hơn là sự công bằng trong việc chia sẻ những thành quả mà doanh nghiệp có được cho mỗi thành viên.

Chuyên gia Võ Bá Đức, nguyên giảng viên môn Văn hóa ứng xử và giao tiếp - Trường Nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP. Hồ Chí Minh.


  • 08/09/2023

Bạn Nguyễn Thanh Thảo thân mến,

Theo Ken Lin - nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc của Credit Karma, tổ chức được thành lập với sứ mệnh thay đổi ứng xử của con người với các vấn đề tài chính - một môi trường làm việc "hạnh phúc" cần phải hội đủ những yếu tố: gắn bó, kết nối, tin tưởng, yếu tố sức khỏe và sự đền bù.

-  Gắn bó: Theo Lin, doanh nghiệp cần phải tạo cho các nhân viên, nhất là những người mới gia nhập tổ chức, niềm tin vào sứ mệnh của công ty. Họ phải có được niềm tự hào rằng bản thân họ đang góp phần vào việc thực hiện một điều gì đó có ý nghĩa. Khi đó, nhân viên sẽ có cảm giác hài lòng với công việc của mình, làm việc chủ động và gắn bó lâu dài với tổ chức. Để thể hiện văn hóa này, công ty có thể tổ chức một cuộc họp với toàn thể nhân viên mỗi tháng. Tại cuộc họp này, nhân viên có thể đưa ra bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghe phần báo cáo của ban giám đốc.

- Kết nối: Những nhân viên hài lòng không chỉ hiểu và tôn trọng những gì doanh nghiệp đang làm mà còn cảm thấy vui vẻ và tự hào khi mình góp phần hiện thực hóa những điều ấy. Để được như vậy, Lin khuyên các doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường văn hóa tôn trọng lẫn nhau. Sau khi rời công sở, nhân viên luôn cảm thấy vui vẻ với cảm giác những ý kiến của mình luôn được lắng nghe. Doanh nghiệp cần ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có khả năng làm việc hòa đồng, vui vẻ với các đồng nghiệp xung quanh, có tinh thần đồng đội cao và sẵn sàng chia sẻ những công việc khó khăn. Để nhân viên có nhiều cơ hội kết nối với nhau, doanh nghiệp cũng cần thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ dành riêng cho nhân viên.

- Tin tưởng: Lin khuyên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện cho nhân viên biết rằng họ đang được tin tưởng và khuyến khích họ làm việc độc lập. Nhân viên nên được tạo điều kiện để tự do thực hiện công việc của họ, dù điều đó có thể rủi ro và khiến họ thất bại. Để cho nhân viên được tự do thử nghiệm cũng là một cách kích thích sự sáng tạo của họ.

- Sức khỏe: Lin khuyên các doanh nghiệp không nên xem thường sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên vì điều đó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Nhân viên cần phải được tạo điều kiện về thời gian và sự tự do để chăm lo cho cuộc sống cá nhân của mình. Khi có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Lin cũng khuyến cáo rằng nếu các doanh nghiệp chỉ trả lương cạnh tranh, tạo ra các chính sách phúc lợi hay các ưu đãi cổ phiếu hấp dẫn thì điều ấy chưa chắc đã làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc. Điều quan trọng hơn là sự công bằng trong việc chia sẻ những thành quả mà doanh nghiệp có được cho mỗi thành viên.

Chuyên gia Võ Bá Đức, nguyên giảng viên môn Văn hóa ứng xử và giao tiếp - Trường Nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP. Hồ Chí Minh.


  • 08/09/2023

Bạn Nguyễn Thanh Thảo thân mến,

Theo Ken Lin - nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc của Credit Karma, tổ chức được thành lập với sứ mệnh thay đổi ứng xử của con người với các vấn đề tài chính - một môi trường làm việc "hạnh phúc" cần phải hội đủ những yếu tố: gắn bó, kết nối, tin tưởng, yếu tố sức khỏe và sự đền bù.

-  Gắn bó: Theo Lin, doanh nghiệp cần phải tạo cho các nhân viên, nhất là những người mới gia nhập tổ chức, niềm tin vào sứ mệnh của công ty. Họ phải có được niềm tự hào rằng bản thân họ đang góp phần vào việc thực hiện một điều gì đó có ý nghĩa. Khi đó, nhân viên sẽ có cảm giác hài lòng với công việc của mình, làm việc chủ động và gắn bó lâu dài với tổ chức. Để thể hiện văn hóa này, công ty có thể tổ chức một cuộc họp với toàn thể nhân viên mỗi tháng. Tại cuộc họp này, nhân viên có thể đưa ra bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghe phần báo cáo của ban giám đốc.

- Kết nối: Những nhân viên hài lòng không chỉ hiểu và tôn trọng những gì doanh nghiệp đang làm mà còn cảm thấy vui vẻ và tự hào khi mình góp phần hiện thực hóa những điều ấy. Để được như vậy, Lin khuyên các doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường văn hóa tôn trọng lẫn nhau. Sau khi rời công sở, nhân viên luôn cảm thấy vui vẻ với cảm giác những ý kiến của mình luôn được lắng nghe. Doanh nghiệp cần ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có khả năng làm việc hòa đồng, vui vẻ với các đồng nghiệp xung quanh, có tinh thần đồng đội cao và sẵn sàng chia sẻ những công việc khó khăn. Để nhân viên có nhiều cơ hội kết nối với nhau, doanh nghiệp cũng cần thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ dành riêng cho nhân viên.

- Tin tưởng: Lin khuyên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện cho nhân viên biết rằng họ đang được tin tưởng và khuyến khích họ làm việc độc lập. Nhân viên nên được tạo điều kiện để tự do thực hiện công việc của họ, dù điều đó có thể rủi ro và khiến họ thất bại. Để cho nhân viên được tự do thử nghiệm cũng là một cách kích thích sự sáng tạo của họ.

- Sức khỏe: Lin khuyên các doanh nghiệp không nên xem thường sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên vì điều đó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Nhân viên cần phải được tạo điều kiện về thời gian và sự tự do để chăm lo cho cuộc sống cá nhân của mình. Khi có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Lin cũng khuyến cáo rằng nếu các doanh nghiệp chỉ trả lương cạnh tranh, tạo ra các chính sách phúc lợi hay các ưu đãi cổ phiếu hấp dẫn thì điều ấy chưa chắc đã làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc. Điều quan trọng hơn là sự công bằng trong việc chia sẻ những thành quả mà doanh nghiệp có được cho mỗi thành viên.

Chuyên gia Võ Bá Đức, nguyên giảng viên môn Văn hóa ứng xử và giao tiếp - Trường Nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP. Hồ Chí Minh.


  • 08/09/2023