Theo đó, nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện vùng, miền nhằm mục tiêu phục vụ dự báo nhu cầu sử dụng điện và xây dựng cơ cấu giá bán điện.
Đối tượng áp dụng gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các Tổng công ty Điện lực; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Nội dung nghiên cứu phụ tải điện bao gồm các công việc sau: Thiết kế chọn mẫu phụ tải; Thu thập, hiệu chỉnh số liệu tiêu thụ điện năng của mẫu phụ tải; Xây dựng biểu đồ phụ tải của nhóm phụ tải và các thành phần phụ tải; Dự báo biểu đồ phụ tải.
Thông tư quy định phương pháp nghiên cứu phụ tải điện, sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu phụ tải từ dưới lên (Bottom-up) và từ trên xuống (Top-down) cụ thể: (1) Thu thập số liệu tiêu thụ điện của mẫu phụ tải để tổng hợp xây dựng biểu đồ phụ tải cho nhóm phụ tải và thành phần phụ tải (phương pháp Bottom-up); (2) Thu thập số liệu biểu đồ phụ tải quá khứ của hệ thống điện để hiệu chỉnh biểu đồ phụ tải của các nhóm phụ tải và thành phần phụ tải được xây dựng từ phương pháp nghiên cứu phụ tải từ dưới lên; các yếu tố về phát triển kinh tế - xã hội để dự báo biểu đồ phụ tải (phương pháp Top-down).
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư 33/2011/TT-BCT và tổ chức xây dựng, ban hành các quy trình chi tiết để thực hiện trình tự nghiên cứu phụ tải.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tổ chức đào tạo cài đặt, sử dụng các phần cứng, phần mềm phục vụ nghiên cứu phụ tải.
Thông tư trên gồm 6 chương và 43 điều, được áp dựng thực hiện từ ngày 21/10/2011.