Thông tin về kết quả chương trình hỗ trợ 3 huyện nghèo tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giai đoạn 2009-2011 và kế hoạch chương trình hỗ trợ giai đoạn 2012-2015

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN  2009-2011

1.  Phát triển mở rộng lưới điện nông thôn: (giai đoạn 2009-2012)

Mục tiêu:

Đầu tư các công trình điện đảm bảo đạt mục tiêu 100% xã có điện, đưa tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện tại 03 huyện từ 41% năm 2009 lên gần 90% vào năm 2012.

Quản lý và bán điện trực tiếp đến 100% xã và hộ dân có điện của tỉnh. Hỗ trợ bù đắp các khoản chi phí cho việc quản lý vận hành bán điện sau đầu tư để các hộ dân được mua điện trực tiếp từ Điện lực và hưởng giá điện ưu đãi của Chính phủ cho các hộ dân nghèo.

Dự kiến chi phí thực hiện: 250 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

Chương trình được triển khai theo dự án “Phát triển năng lượng tái tạo cấp điện cho các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Lai Châu” trong đó Chính phủ vay ADB và cấp cho EVN (theo cơ chế 85% vốn ngân sách và 15% vốn chủ đầu tư) và giao cho NPC làm chủ đầu tư thực hiện dự án.

Do phải tuân theo các thủ tục và quy định của ngân hàng ADB, nên tiến độ thực hiện chậm hơn so với tiến độ dự kiến. Đến nay, NPC đã sử dụng 15% vốn của NPC đầu tư cho 03 xã Hua Na- huyện Than Uyên, Phúc Khoa - huyện Tân Uyên và Dào San - huyện Phong Thổ đã hoàn thành đóng điện cấp điện cho 495 hộ. Kinh phí khoảng 7 tỷ đồng

Số xã còn lại trong dự án (uớc tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ) được thi công bắt đầu từ tháng 4 và đến năm 2012, 2013 sẽ hoàn thành đóng điện. Tuy nhiên, theo yêu cầu của ADB suất đầu tư/hộ gia đình < 1.500 USD/hộ, do đó khi dự án hoàn thành chỉ có 74% số hộ dân có điện.

Chi phí đầu tư công trình cấp điện còn lại cho các xã hộ dân chưa có điện theo nội dung hỗ trợ “Phát triển lưới điện nông thôn” trong giai đoạn này đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, ký kết Hiệp định vay vốn ADB và đang thực hiện đấu thầu theo qui định của ADB và sẽ  thực  hiện thi công bắt đầu từ tháng 5/2012, chi phí đầu tư được tính trong giai đoạn 2012-2015.

2.  Xóa nhà tạm:

Mục tiêu:

Hỗ trợ thực hiện mục tiêu của Chương trình 30a/2008/NQ-CP và chương trình của 3 huyện trong 2 năm 2009, 2010 cơ bản xoá hết nhà tạm. Tập đoàn đã thực hiện 02 hình thức hỗ trợ: (i) hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu là 24m2, với giá trị 40 triệu đồng/nhà đối với 16 hộ gia đình chính sách; (ii) hỗ trợ một phần tài chính (5triệu đồng/nhà) kết hợp với nguồn tài chính hỗ trợ từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ xây dựng cho 1.400 hộ gia đình nghèo.

Chi phí cho thực hiện: 7,64 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

a. Hình thức 1: (Hỗ trợ các gia đình chính sách  40 triệu đồng/hộ)

Xây dựng xong 16/16 nhà gia đình chính sách và tổ chức lễ trao tặng gắn biển. (Than Uyên: 5 nhà, Tân Uyên: 5 nhà, Phong Thổ: 6 nhà )

b. Hình thức 2: (Hỗ trợ mỗi gia đình 5 triệu đồng)

Năm 2009, đã hoàn thành chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.400 hộ gia đình (theo cam kết ban đầu).

Năm 2010, theo đề nghị của UBND Tỉnh, EVN tiếp tục hỗ trợ thêm cho 1.095 hộ.

EVN đã hoàn thành cả 2 hình thức hỗ trợ với tổng giá trị 13,115 tỷ đồng.

3.  Xây dựng “Nhà bán trú dân nuôi”:

Mục tiêu:

Xây dựng 21 nhà bán trú dân nuôi cho học sinh Phổ thông cơ sở ở lại trường thuộc 3 huyện với quy mô nhà cấp 4, kinh phí bình quân khoảng 250 triệu đồng/nhà.

Chi phí cho thực hiện: 5,25 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

Đã hoàn thiện và bàn giao đưa vào sử dụng 19/21 nhà bán trú dân nuôi theo kế hoạch.

Riêng 02 nhà bán trú thuộc các trường THCS xã Tà Mung, trường THCS xã Ta Gia không thực hiện do đề nghị của UBND huyện Than Uyên không bố trí được mặt bằng xây dựng.

Kinh phí thực hiện chương trình: 4,75 tỷ đồng.

4.  Hỗ trợ  cho giáo dục và đào tạo:

Mục tiêu:

Xây dựng Trường dân tộc nội trú cho huyện Tân Uyên với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng (giai đoạn 2009 -2012)

Đào tạo nghề và bố trí việc làm: Hỗ trợ đào tạo nghề cho con em các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ văn hoá theo học cao đẳng, trung cấp nghề và bố trí công việc cho các học viên sau khi tốt nghiệp tại các nhà máy Thủy điện của Tập đoàn trên địa bàn của tỉnh Lai Châu

Chi phí cho thực hiện chương trình: 15,9 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

Trường dân tộc nội trú cho huyện Tân Uyên: Nhà thầu đã thi công xong phần nhà bếp ăn, phần móng của các Nhà chính. Công ty Điện lực Lai Châu đang đôn đốc Nhà thầu tập trung nhân lực, trang thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công phấn đấu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước dịp khai giảng năm học mới 2012-2013.

Đào tạo nghề và bố trí việc làm:  23 sinh viên hệ cao đẳng nghề điện hiện đang theo học năm thứ 2 theo chương trình. Kết quả học tập theo yêu cầu.

5.  Hỗ trợ về y tế:

Mục tiêu:

Mua bảo hiểm y tế học sinh cho khoảng 1.500 cháu học sinh thuộc các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ dân tộc đặc biệt của các trường THCS của 3 huyện trong 3 năm  (mức mua bảo hiểm 100.000 đồng/học sinh)

Chi phí cho thực hiện: 0,45 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

Đã triển khai mua BHYT với Bảo hiểm xã hội tỉnh cho 4.278 học sinh trong 3 năm học từ 2009-2012.

Tổng kinh phí thực hiện: 1,087 tỷ đồng

6.  Hỗ trợ khác:

Mục tiêu:

Ủng hộ chăn màn, đồ dùng trang thiết bị học tập, vật dụng hàng ngày như xô, chậu, nồi niêu, bát đũa .... cho các em học sinh bán trú ở “Nhà bán trú dân nuôi”, và hỗ trợ sửa chữa, hướng dẫn các hộ dân nghèo, hộ dân tộc các hộ dân tái định cư sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Thông qua các hoạt động của Công đoàn và Đoàn TNCS HCM Tập đoàn.

Chi phí cho thực hiện: 0,15 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

Đoàn thanh niên của Tập đoàn phối hợp cùng đoàn thanh niên của Công ty Điện lực Lai Châu đã thực hiện nhiều chương trình trao quà cho các hộ gia đình khó khăn, chính sách, học sinh trường bán trú tại 3 huyện, tặng tủ sách cho trường học bán trú, quyên góp trao quà Tết cho các hộ gia đình khó khăn...

Tổng kinh phí thực hiện: 0,3 tỷ đồng.

Tổng kinh phí đã thực hiện giai đoạn 2009 - 2011 là 42,087 tỷ đồng.

II. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN  2012-2015

1. Phát triển lưới điện nông thôn

Trong giai đoạn 2012-2015, tập trung chủ yếu vào nội dung này để tăng tỷ lệ số hộ dân có điện, đến cuối năm 2015 cả 3 huyện đạt 90% hộ dân có điện. Tiếp tục sử dụng các nguồn vốn vay ADB, vay WB của dự án REII mở rộng và các nguồn vốn khác (nếu có) để thực hiện các dự án cấp điện cho các hộ dân. Trong đó:

Dự án vay vốn ADB gốc cấp điện cho 13 xã và hơn 2.000 hộ dân với tổng vốn đầu tư khoảng 110 tỷ đồng.

Dự án vay vốn WB (dự án REII) còn dư đầu tư cho huyện Phong Thổ 12 xã cấp điện cho hơn 3.000 hộ dân có tổng vốn đầu tư là 170 tỷ đồng. Kết thúc dự án huyện Phong Thổ sẽ có gần 90% hộ dân có điện.      

Dự án vay vốn ADB tổng vốn đầu tư là 141 tỷ đồng cấp điện cho hơn 2.500 hộ tập trung cho 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên. Kết thúc dự án huyện Than Uyên và Tân Uyên sẽ có hơn 90% hộ dân có điện

Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng trên 420 tỷ đồng cho hơn 7.500 hộ nghèo chưa có điện.

2. Hỗ trợ đào tạo:

Đào tạo và bố trí việc làm: Căn cứ vào khả năng bố trí việc làm của  các đơn vị của EVN và các đơn vị khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng cho khoảng 30 cháu. Kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Đào tạo khuyến nông, khuyến lâm: Đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn các hộ dân các ngành nghề giúp các hộ phát triển kinh tế nghề nghiệp tại các trung tâm dạy nghề của các huyện. Kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Xây dựng 01 trường học cho 01 xã chưa có trường. Kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.

Chi phí dự kiến cho các hoạt động hỗ trợ này khoảng 7 tỷ đồng.

3. Xây dựng nhà bán trú dân nuôi:

Xây dựng “ Nhà bán trú dân nuôi” cho 22 điểm trường, bình quân mỗi điểm trường 01 nhà gồm 5 phòng có diện tích 24m2/phòng với tổng số 110 phòng.  Kinh phí 01 điểm trường bình quân khoảng 500 triệu đồng/điểm trường.

Chi phí dự kiến hỗ trợ 11 tỷ đồng.

4. Chi phí đấu nối cấp điện cho các hộ dân:

Đầu tư từ dây sau công tơ vào nhà dân chưa có điện theo dự án và 01 ổ điện, 01 bóng đèn compact bình quân 3 triệu đ/hộ. Số lượng được tính toán theo thực tế từng dự án.

Chi phí dự kiến khoảng 27 tỷ đồng.

5. Xoá nhà tạm:

Hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ (khi có chương trình 167 của Chính phủ phê duyệt bổ sung) và hỗ trợ cho 25 gia đình hộ chính sách thuộc diện nghèo (40-50 triệu đồng/hộ). Dự kiến chi phí khoảng 12,25 tỷ đồng.

6. Các hỗ trợ khác:

Trang bị thiết bị y tế, đồ dùng học tập, chăn màn, các chương trình của đoàn thanh niên...

Chi phí dự kiến khoảng 2 tỷ đồng.

Tổng đầu tư giai đoạn 2012-2015 khoảng 480 tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 


  • 25/04/2012 02:21
  • Ban Quan hệ cộng đồng EVN
  • 3988


Gửi nhận xét