Theo Norway Postsen, biện pháp này sẽ giúp giảm 10% tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm tới 13 triệu Nok (1,25 triệu USD)/năm. Bane NOR cũng đã hạ nhiệt độ tại các văn phòng do tình trạng hóa đơn tiền điện trên toàn quốc tăng cao đột biến. Riêng tại khu vực phía tây nam Na Uy, chi phí điện năng đã tăng 200 - 300%.
“Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện ở châu Âu. Khi nói đến năng lượng và tiền bạc, chúng ta phải tiết kiệm ở những nơi có thể", ông Knut Øivind Ruud Johansen, Giám đốc Bane NOR cho biết.
Ông này đề xuất, "nhiệt độ tại các phòng chờ có thể giảm xuống một vài độ", nhưng nhấn mạnh rằng mức nhiệt người dân vẫn có thể mặc những bộ quần áo phù hợp với thời tiết. Ông cho biết, so với nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ sau khi được điều chỉnh trong các nhà ga sẽ vẫn ấm và khô ráo.
Các quầy hàng, cửa hàng, quán cà phê cũng được đề xuất duy trì mức nhiệt độ trong phòng từ 19 - 20 độ C. Các cánh cửa cửa tự động sẽ được đặt ở chế độ hoạt động mùa đông để cửa không bị mở, do đó giúp tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, Bane NOR cũng xem xét các biện pháp tiết kiệm điện khác như lắp đặt thiết bị tự động điều chỉnh độ sáng của đèn tại các trạm, lắp đặt máy bơm nhiệt và sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời. Cơ quan này cũng đang tính đến biện pháp xúc tuyết vào mùa đông, thay vì sử dụng dây cáp nhiệt để làm tan chảy băng tuyết.
Đầu năm nay, nhà điều hành lưới điện Na Uy Statnett đã dự báo rằng nếu mực nước trong các hồ chứa thủy điện hạ thấp thì an ninh nguồn cung điện tại quốc gia này sẽ có nguy cơ chịu áp lực trong suốt mùa đông năm 2023, theo Sputnik.
Mặc dù là một trong những nhà xuất khẩu điện lớn của châu Âu, tuy nhiên giới chức Na Uy trước đó đã cảnh báo về việc nguồn cung điện quá tải. Nước này thậm chí còn xem xét một lệnh hạn chế xuất khẩu điện ra nước ngoài để ngăn chặn tình trạng thiếu điện trong nước, trong khi giá điện tăng lên mức gần kỷ lục do nhu cầu cao.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh khắp châu Âu đang xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có sau khi thực hiện chiến dịch trừng phạt năng lượng Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đã đẩy giá năng lượng tăng đột biến, kéo theo chi phí hộ gia đình và lạm phát chung trên toàn EU tăng cao, khiến các chính phủ phải bơm hàng tỷ USD vào các gói cứu trợ để giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Trong một nỗ lực để giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, hàng loạt nước châu Âu triển khai các biện pháp tiết kiệm. Đan Mạch gần đây thông báo sẽ hạ nhiệt độ ở những địa điểm công cộng xuống 17 độ. Đức cũng tuyên bố sẽ ngừng thắp điện sáng tại các địa danh và không đun nóng nước trong các tòa nhà công cộng. Trong khi đó, Pháp và Thụy Điển quyết định cắt giảm đèn đường.
Link gốc