Nâng cao chỉ số tin cậy trong cung ứng điện: Cần có giải pháp đồng bộ

Nhằm nâng cao chỉ số tin cậy trong cung ứng điện, trong 2 năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý. Tuy nhiên, để nâng cao chỉ số tin cậy cung ứng điện thì các biện pháp kỹ thuật cũng cần được quan tâm đúng mức.

Giảm nhưng vẫn còn cao

Từ khi EVN giao các chỉ tiêu độ tin cậy cho các đơn vị thành viên thực hiện năm 2012, đến nay công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện trong toàn EVN được cải thiện đáng kể so với năm 2012. Tính chung toàn Tập đoàn, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 4.067 phút/năm, giảm 49,6%; tần suất mất điện bình quân (SAIFI) là 24,17 lần/khách hàng/năm, giảm 38,4%; tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 3,58 lần/khách hàng/năm, giảm 29% so với năm 2012. Đây là chuyển biến tích cực, nhưng so sánh với các nước trên thế giới và khu vực, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện ở nước ta vẫn ở mức cao.  

Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là hệ thống lưới điện phân phối ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa có dự phòng, công nghệ còn lạc hậu, mức độ tự động hóa hạn chế. Đơn cử, việc phân đoạn tìm điểm sự cố còn thực hiện thủ công. Khi có sự cố trên đường dây, máy cắt đầu nguồn cắt, nhân viên quản lý vận hành bắt đầu đi cắt các thiết bị phân đoạn từ xa đến gần để xác định và cách ly phân đoạn bị sự cố. Đối với lưới mạch vòng, sau khi cách ly phân đoạn bị sự cố mới tiến hành xem xét đóng các thiết bị phân đoạn để cung cấp điện cho các phân đoạn không bị sự cố.

Thời gian xử lý cách ly sự cố theo quy trình này thường phụ thuộc rất nhiều vào trình độ xử lý sự cố của điều độ viên cũng như thời gian triển khai lực lượng đi thao tác tại các thiết bị phân đoạn, khoảng cách và địa hình giữa điểm trực thao tác và các thiết bị cần phân vùng sự cố.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nâng chỉ số tin cậy lưới điện cũng gặp không ít khó khăn do các yếu tố khách quan từ các yếu tố tự nhiên như bão lũ, địa hình hiểm trở,… cho đến nhu cầu tăng trưởng phụ tải quá nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn, quy hoạch đô thị không đồng bộ với quy hoạch lưới điện…

Hiện đại hóa hệ thống lưới điện là một trong những giải pháp nâng cao đọ tin cậy cung ứng điện - Ảnh: Lam Vũ

Tính riêng năm 2013, lưới điện khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng của 11 cơn bão, còn lưới điện miền Trung sau mỗi đợt “càn quét” của siêu bão WUTIP hay NARI, hàng ngàn cột điện bị gãy, đổ, hàng trăm máy biến áp phụ tải bị hư hỏng… Sau khi bão tan, các đơn vị phải tiếp tục cắt điện để thực hiện công tác sửa chữa, củng cố, ổn định lưới điện…

Tại các đô thị lớn, sự phát triển không đồng bộ giữa nguồn điện và các dự án khu đô thị, tòa nhà tập trung, trung tâm thương mại, các dự án sản xuất phát triển bổ sung quy hoạch đã dẫn đến thiếu nguồn và quá tải lưới điện. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống lưới điện là một khó khăn lớn đối với các đơn vị phân phối điện trong EVN do nhiều năm trở lại đây sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc chỉ có lãi ở mức rất khiêm tốn.


Cần giải pháp đồng bộ

Trong 2 năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý. Tuy nhiên, để nâng cao chỉ số tin cậy cung ứng điện thì các biện pháp kỹ thuật cũng cần được quan tâm đúng mức. Các đơn vị cần thống kê, đánh giá chất lượng các thiết bị đang sử dụng trên lưới, theo dõi tình hình sự cố các thiết bị đang sử dụng trên lưới, định hướng sử dụng các thiết bị có chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện vận hành lưới điện, góp phần  giảm các sự cố có tác nhân từ bên ngoài. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành trên lưới, ngăn ngừa sự cố chủ quan.  Đào tạo, nâng cao kiến thức và tay nghề,  tính kỷ luật cho nhân viên vận hành. Tăng cường công tác bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên vận hành về trình độ và kỹ năng xử lý sự cố. Từng bước nâng cao tỉ lệ sửa chữa lưới điện bằng hình thức hot-line (sửa chữa không cần cắt điện).

Trong quy hoạch, thiết kế, cải tạo lưới điện cần theo hướng ưu tiên nâng cao độ tin cậy cung cấp điện như: Tăng số lượng lắp đặt thiết bị phân đoạn nhằm giảm đến mức tối thiểu khu vực mất điện khi sự cố xảy ra; nhanh chóng khoanh vùng sự cố bằng cách áp dụng công nghệ tự động hóa lưới điện phân phối; trang bị các thiết bị chuyên dùng dò điểm sự cố như thiết bị chỉ thị sự cố (Fault indicator); xây dựng hệ thống mạch kép (2 mạch), mạch vòng… phấn đấu đảm bảo tiêu chí sự cố N-1 trên lưới điện 110 kV;về lâu dài cần thiết phải hướng đến tự động hóa lưới điện phân phối.
 

Kết quả thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy MAIFI, SAIDI, SAIFI trong toàn EVN năm 2012 - 2013:

Đơn vị

 Sự cố lưới điện trung áp, hạ áp.

Cắt kế hoạch lưới điện trung áp, hạ áp.

 Tổng hợp

MAIFI

SAIDI

SAIFI

MAIFI

SAIDI

SAIFI

MAIFI

SAIDI

SAIFI

EVNNPC

2012

4,16

1837

15,55

1,17

5027

26,56

6,07

9005

53,08

2013

3,08

782

10,78

0,69

2450

12,16

4,59

4588

32,89

EVNCPC

2012

7,16

1760

15,36

0,20

5560

16,04

7,88

7540

35,12

2013

5,97

589

9,31

0,64

2239

11,77

7,02

4149

24,69

EVNSPC

2012

2,10

399

5,01

0,60

6624

18,9

2,70

7047

24,1

2013

1,90

380

4,20

0,40

3295

11

2,30

4100

20,2

EVNHANOI

2012

1,64

2467

6,40

0,07

5093

4,24

2,05

9816

12

2013

1,45

849

3,40

0,03

1985

3,65

1,74

3995

10,99

EVNHCMC

2012

0,08

680

6,86

0,61

2175

13,21

0,72

2988

22,31

2013

0,03

277

4,03

0,2

1418

8,40

0,29

1,974

16,12

 EVN

2012

3,89

1719

13,54

0,96

5304

18,62

5,07

8077

39,24

2013

2,71

591

7,25

0,49

2524

10,58

3,58

4067

24,17

 


  • 18/07/2014 10:07
  • Theo TCĐL Chuyên đề QL&HN
  • 9897


Gửi nhận xét