|
Giáo sư Hà Mạnh Thư (thứ hai từ trái) cùng các đại biểu tại Triển lãm năng lượng hạt nhân |
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung chính liên quan đến những thách thức và khó khăn trong việc phát triển năng lượng hạt nhân mới tại châu Á, bao gồm khả năng của các nước trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, sự đổi mới và phát triển công nghệ hạt nhân, cấp phép xây dựng lò và an toàn hạt nhân, vấn đề quản lý rác thải hạt nhân, các thế hệ lò hạt nhân mới, vấn đề tài chính đối với các nước mới tham gia, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo, cũng như sự hợp tác với giới công nghiệp địa phương trong chuỗi cung cấp điện hạt nhân.
Sự phát triển toàn cầu hạt nhân bao gồm hiện trạng điện hạt nhân Nhật Bản hậu Fukushima, các vấn đề cơ bản xây mới nhà máy điện hạt nhân, phát triển hệ thống quản lý sự cố có hiệu quả và chủ động trong nhà máy điện hạt nhân, cũng như vấn đề phát triển nguồn nhân lực và chọn lựa địa điểm và quan hệ công chúng cũng đã được các chuyên gia thảo luận tại hội nghị.
Trình bày tham luận tại hội nghị, Giám đốc Trung Tâm thông tin năng lượng nguyên tử, Giáo sư Hà Mạnh Thư cho biết, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân là một thách thức lớn và Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh lĩnh vực này.
Giáo sư Thư cũng đề cập tình hình hiện trạng và triển vọng phát triển hạ tầng điện hạt nhân quốc gia tại Việt Nam, việc thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, và các vấn đề liên quan đến nguồn lực, công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hạt nhân tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội nghị, một triển lãm về năng lượng hạt nhân cũng đã được tổ chức với sự tham gia của các công ty như Rosatom (Nga), Westinghouse, GE (Mỹ), Mitshubishi, Toshiba và Hitachi (Nhật), Cục năng lượng hạt nhân Malaysia.