9 quốc gia dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo

Trang tin môi trường Inverse.com của Mỹ ngày 6/7 bình chọn danh sách 15 quốc gia xanh sạch nhất thế giới 2017 từ 195 nước tham gia, (theo chỉ số môi trường EPI) nhân diễn ra Hội nghị G20 bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, 9 quốc gia dưới đây thuộc tốp dẫn đầu.

1. Phần Lan

Phần Lan xếp đầu danh sách tính theo Chỉ số Hiệu suất Môi trường (EPI) hàng năm của Đại học Yale, Mỹ. Lý do để quốc gia này đứng đầu là sản xuất được khoảng 35% năng lượng từ các nguồn tái tạo, đặc biệt là điện gió. Dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng trên 50% .

2. Kenya

Lợi thế của Kenya là có Thung lũng Great Rift, cho phép Kenya tiếp cận với nguồn nước nóng siêu nhiệt bởi macma trong lòng đất. Năng lượng địa nhiệt đã bùng nổ ở Kenya trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, và hiện nay đủ để cung cấp cho một nửa dân trong nước.

3. Mỹ

Mặc dù chính quyền hiện hành vẫn đang quan tâm đến nhiên liệu hóa thạch, song Mỹ đang có kế hoạch chuyển sang dùng năng lượng mặt trời và gió vì giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Texas là bang dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, và là "quốc gia" sản xuất năng lượng gió lớn thứ 4 trên thế giới nếu Texas là một quốc gia độc lập. Về năng lượng mặt trời, năm 2014, Mỹ có tốc độ phát triển nhanh nhất, trung bình cứ 2,5 phút, lại có một mái nhà năng lượng mặt trời được hoàn thành.

4. Iceland

Iceland xếp thứ 4 với danh hiệu quốc gia xanh nhất, thân thiện hành tinh, sử dụng 100% năng lượng từ các nguồn tái tạo, như thủy điện, khai thác lượng mưa dồi dào ở các vùng núi cao. Để làm ấm nhà cửa và nước, Iceland còn khai thác cả nguồn địa nhiệt dồi dào từ những ngọn núi lửa bất tận.

5. Thụy Điển

Tại Thuỵ Điển, năm 2015, năng lượng tái tạo đã đảm nhận thị phần trên một nửa nhu cầu tiêu dùng trong nước (57%),dự kiến sẽ tăng tiếp 100% vào năm 2040. Gió, hạt nhân và thủy điện là những nguồn năng lượng tái tạo chính ở quốc gia Bắc Âu này.

6. Estonia

Từ lâu, Estonia phải phụ thuộc vào khí gas nhập khẩu từ Nga và Nauy. Nhưng hiện nay Estonia bắt đầu quan tâm đến năng lượng tái tạo. Estonia đang có kế hoạch xây dựng trang trại gió khổng lồ 1.000 MW ở ngoài khơi vùng biển Baltic, có từ 100 đến 160 tuabin gió khổng lồ.

7. Anh

Vào tháng 4 năm 2017, lần đầu tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp, Anh đã có trọn 1 ngày không dùng tới than. Do nhận thức năng lượng hoá thạch sẽ không còn chỗ đứng do đắt đỏ, bẩn và dễ gây ô nhiễm môi trường nên Anh đã sớm trú trọng tới năng tái tạo, nhất là gió và thủy điện. Anh dự kiến ​​sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2025.

8. New Zealand

New Zealand cho rằng nguồn nhiên liệu hóa thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2025, nên quốc gia này đang có kế hoạch thay thế bằng 90% nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là địa nhiệt. Đây là thế mạnh của New Zealand, bởi quốc gia này là "cái rốn" núi lửa. 

9. Costa Rica

Costa Rica có điểm số EPI là 42 nhờ sử dụng nhiên liệu tái tạo. Năm ngoái, Costa Rica đã có hai tháng liền không sử dụng bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào để sản xuất điện. Là quốc gia nhỏ, dân số dưới 5 triệu người, nên những thành tựu đạt nói trên của Costa Rica là rất đáng khích lệ.


  • 11/07/2017 10:47
  • Khắc Nam (Theo Inverse.com- 7/2017)
  • 11726