Ảnh minh họa. |
Trong đó, nội dung đáng chú ý là tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi tới năm 2030 lên 15.000 - 20.000MW.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, điện gió ngoài khơi có rất nhiều tiềm năng vì có tốc độ gió lớn trên 10 m/giây; lượng gió quanh năm từ 5.000 giờ trở lên, lắp được tua bin lớn công suất trên 10MW tạo ra sản lượng điện hàng năm hàng tỉ kWh. Cùng với đó, trên thế giới phát triển điện gió ngoài khơi đang là xu thế lớn.
Mới đây, Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC) cũng đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét tăng tỷ trọng điện gió tại Quy hoạch điện VIII lên 10.000MW, thay vì đang dự tính 3.000MW cho giai đoạn đến năm 2030 như trong bản dự thảo cuối cùng đang lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Cùng với đó, GWEC cho rằng nếu không kéo dài chính sách giá cố định (FIT) trong vòng 2 năm như kiến nghị của các nhà đầu tư và một số hiệp hội năng lượng thì Chính phủ có thể nghiên cứu thí điểm chính sách giá cố định cho 4.000 - 5.000MW điện gió ngoài khơi, trước khi chuyển sang thực hiện cơ chế đấu thầu để đánh giá, rút kinh nghiệm vì hiện chưa có dự án ngoài khơi nào được thực hiện ở Việt Nam.