Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (gọi là quá trình hiếm khí). Hầm biogas là một hệ thống tự động, khi khí được sinh ra trong hầm phân hủy, lượng khí này sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì chất cặn bã trong bể áp lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - GS, TSKH Bùi Văn Ga - Người chủ trì thành công công trình khoa học “Sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc sản xuất khí sinh học (Bioga) để chạy máy phát điện” cho biết: Để chuyển đổi động cơ chạy từ xăng, dầu sang chạy khí biogas không tốn kém và không phức tạp. Động cơ máy phát điện sau khi được chuyển đổi là động cơ sử dụng đồng thời được hai nhiên liệu biogas/diesel, biogas/xăng.
Với trang trại nuôi 50 con heo, nếu sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ có thể chạy liên tục 8h/ngày với khí biogas, thì sẽ tiết kiệm được 24 triệu đồng tiền điện/năm. Trong điều kiện áp suất bình thường, động cơ chạy bằng biogas có thể biến 1m3 khí thành 1 kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít dầu diesel. Trong khi đó, biogas được thu hồi từ chất thải gần như miễn phí, ngoài sử dụng cho máy phát điện, còn dùng cho đun nấu, dùng để kéo máy cày, chạy máy gặt, vận hành hệ thống tưới, thiết bị bảo quản nông sản…
Với những ưu điểm trên, hiện đã có hàng trăm cụm máy phát điện biogas được lắp đặt trên toàn quốc.
► Hầm biogas có nắp vòm cố định được chôn dưới đất, gồm có ba phần chính nối tiếp nhau như sau:
1.Ngăn trộn: Nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.
2.Hầm phân hủy: Khí CH4 và các loại khí khác sẽ sinh ra trong hầm này và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn ở đáy bể lên bể áp lực.
3.Bể áp lực: Dùng để thu nhận phân và bùn cặn. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy ngược vào hầm phân hủy để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực phải được chảy vào bể chứa hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất, nếu để chảy vào nguồn nước tự nhiên thì sẽ gây ô nhiễm.
|
► Lắp đặt máy phát điện bằng bioga với trang trại nuôi 50 con heo:
* Điều kiện tối thiểu:
- Phải có chuồng trại chăn nuôi cố định.
- Có đủ nguyên vật liệu (phân gia súc).
- Có thời gian và nhân công để chăm sóc, bảo dưỡng hầm trong một thời gian dài.
* Lắp đặt:
- Hầm biogas 20m3.
- Máy phát điện công suất 3 kVA (giá trên dưới 5 triệu đồng).
- Chi phí chuyển đổi máy chạy dầu, xăng sang biogas: khoảng 3 triệu đồng.
- Với động cơ dầu 1 xi lanh, có thể tự lắp bộ phận chuyển đổi.
- Với động cơ máy phát chạy dầu nhiều xi lanh và chạy nguyên liệu xăng, cần phải có chuyên gia lắp ráp.
► Kích cỡ của hầm biogas thích hợp cho nông trại:
Gia súc/thể tích
|
Đơn vị
|
8 m3
|
12 m3
|
16 m3
|
Bò sữa
|
con
|
3
|
5
|
7
|
Bò thịt
|
con
|
6
|
12
|
18
|
Heo
|
con
|
15
|
25
|
38
|
► Bà con nông dân có nhu cầu tư vấn, lắp đặt máy phát điện chạy khí bioga, có thể liên hệ:
Trung tâm Ứng dụng năng lượng thay thế (Đại học Đà Nẵng)
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn, thành phố Đà Nẵng.