Năng lượng mặt trời mang tương lai đến cho "vùng đất chết" Chernobyl

Các dự án điện năng lượng mặt trời đang được nghiên cứu đầu tư tại Chernobyl, Ukraine, nơi trước đây vốn chỉ phụ thuộc vào điện hạt nhân và đã xảy ra sự cố được xem là thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Các tấm kim loại khổng lồ trải dài khoảng 100m đang là niềm "hy vọng mới" ở khu vực được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Có khoảng 3.800 tấm quang điện được lắp đặt trong diện tích 16.000 m2, sẽ sản xuất 1 megawatt năng lượng cho lưới điện địa phương. Việc xây dựng lại tấm bê tông ngăn phóng xạ rò rỉ cũng khiến mức độ nhiễm xạ tiếp tục lan ra môi trường giảm xuống 1/10 so với trước đây. 

Các tấm năng lượng mặt trời được gắn cố định trên các trụ bê tông đặt nằm thay vì được chôn dưới đất. Nguyên nhân là do việc xáo trộn đất tại đây hầu hết đều bị cấm, các nhà khoa học lo sợ nó sẽ gây nhiễm xạ sang các khu vực khác khi xáo trộn đất. Ước tính phải mất ít nhất 24.000 năm nữa (tính từ thời điểm năm 1986 khi xảy ra sự cố) thì khu vực này mới có thể đón nhận người dân trở lại sinh sống.

Nhà máy năng lượng mặt trời này có thể đáp ứng nhu cầu của một ngôi làng cỡ trung bình. Ngoài ra, mọi thứ còn tùy thuộc vào sự thành công của dự án. Với sự hợp tác hiện tại giữa Ukraine và Đức thì sản lượng có thể tăng gấp 100 lần so với hiện tại.

Dự án hiện tại có chi phí khoảng 1 triệu Euro. Tương lai sẽ còn phát triển hơn trong vòng 7 năm tới.


  • 16/01/2018 02:11
  • Duy Hiếu
  • 1670