Để đạt được mục tiêu năng lượng xanh, SAP dự kiến sẽ mua thẻ điện tái tạo theo cách dễ nhất và rẻ nhất. Đây cũng không phải là lần đầu tiên SAP mua thẻ điện tái tạo này.
Năm 2009, SAP cũng đã thực hiện dùng thẻ điện tái tạo khi công bố kế hoạch giảm lượng khí thải carbon xuống mức của năm 2000 vào năm 2020. Tuy nhiên thực tế hiện nay là lượng khí thải carbon của công ty đang gia tăng do sự tăng lên của lượng khách hàng sử dụng trung tâm dữ liệu của SAP để lưu trữ thông tin theo phương pháp điện toán đám mây thay vì lưu trữ thông tin của họ trên máy tính như trước đây.
Theo SAP, năm 2013 lượng khí thải carbon của SAP tăng 12%, cường độ phát thải lượng khí thải ra là 32.4 gram/1 Euro doanh thu, trong khi năm 2012 chỉ có 30 gram/1 Euro doanh thu.
Cùng với các công ty lớn khác như Google, Apple và Walmart, Công ty phầm mềm SAP cũng đã gia nhập nhóm những công ty sử dụng thẻ điện tái tạo, với mục tiêu thực hiện 100% năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho thấy mục tiêu này không dễ đạt được.
Ba cách thực hiện 100% năng lượng tái tạo
Các công ty sẽ có những cách để chuyển sang dùng năng lượng sạch như: mua thẻ điện, kí hợp đồng mua điện, hoặc lắp đặt hệ thống sản xuất điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió… Đây là việc làm thể hiện sự cam kết lâu dài của họ do vậy đã xuất hiện những tranh cãi quanh việc lựa chọn cách chuyển sang dùng điện tái tạo cách nào để không có tác động lớn tới môi trường.
Khi một công ty mua thẻ điện, nghĩa là họ đóng góp một phần kinh phí vào một dự án môi trường xanh chứ không phải là mua điện sạch. Việc này giống như tài trợ một phần kinh phí cho dự án và cách này rẻ hơn hai cách còn lại. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì nói rằng rất khó kiểm soát chất lượng thực sự của các dự án môi trường xanh và việc mua thẻ thực tế không giảm lượng điện (từ chất đốt hóa thạch) do công ty tiêu thụ.
Trong khi đó, kí một hợp đồng mua điện nghĩa là công ty thực sự mua điện sạch từ một công ty sản xuất điện. Điện sẽ được tải thẳng vào nguồn điện của công ty hoặc được truyền vào lưới điện của địa phương để tăng việc sử dụng nguồn điện sạch. Khi một công ty mua điện sạch trực tiếp như vậy sẽ đảm bảo việc dùng điện sạch thay thế điện thông thường trong lưới điện địa phương và khuyến khích sự phát triển các dự án điện sạch tại địa phương. Công ty Google đã thực hiện việc này và đảm bảo trung tâm dữ liệu của họ hoạt động từ nguồn điện sạch. Thông thường một hợp đồng mua điện sẽ kéo dài 20 năm, như vậy nó sẽ đòi hỏi người mua có cam kết lâu dài và chấp nhận tốn kém.
Về việc tự sản xuất điện. Khi một công ty tự sản xuất điện, nó sẽ đòi hỏi nhiều tiền và thời gian cho việc đầu tư ban đầu, tùy thuộc vào độ lớn của dự án. Công ty phải có giấy phép, có chuẩn bị về tài chính, đứng vững trước dự luận và phải giám sát việc thực hiện và hoàn thành dự án. Với sự lựa chọn này công ty chắc chắn sử dụng điện sạch cho văn phòng và nhà máy, giảm thiểu nhu cầu dùng điện thông thường.
Tại sao nhiều công ty lựa chọn việc mua thẻ điện?
Việc SAP và các công ty khác như Apple và Walmart lựa chọn việc mua thẻ điện phần nào đã lý giải được việc tại sao các công ty thích chọn việc mua thẻ điện chứ không phải là các hình thức khác. Jonas Dennler, nhà quản lý môi trường toàn cầu của SAP cho biết: “kí một hợp đồng mua điện hay tự sản xuất điện sạch đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí hơn. Chúng tôi không muốn trở thành nhà sản xuất điện, đó không phải là định hướng kinh doanh của chúng tôi. Trong tương lai có thể chúng tôi sẽ sản xuất điện tại chỗ”.
SAP có kế hoạch mua thẻ điện từ các dự án không kéo dài quá 10 năm (không kể những nhà máy thủy điện lớn) và không phải là những dự án được chính phủ hỗ trợ, Jonas Dennler nói: “Công ty sẽ mua thẻ điện từ một dự án điện gió chủ yếu vì điện gió rẻ hơn điện mặt trời và do vậy không dựa quá nhiều vào những hỗ trợ của chính phủ”.
Các công ty như SAP, Google, Apple và Walmart những người chủ trương dùng điện tái tạo đang cố gắng thúc đẩy các công ty công nghệ lớn làm nhiều hơn trong việc sử dụng năng lượng tái tạo và không chỉ dừng tại việc chỉ mua thẻ điện. Google đã hối thúc Tập đoàn Năng lượng Duke Energy (Mỹ) làm việc này tại Bắc Carolina, điều này có khả năng sẽ thành hiện thực khi tháng 11/2013, Duke Energy đã hỏi các nhà quản lý tiện ích xã hội về việc cấp phép bán điện cho khách hàng là doanh nghiệp.
Công ty Apple cũng đã quyết định xây dựng hai cơ sở sản xuất điện, với công suất 20 MW cho một cơ sở gần trung tâm quản lý dữ liệu của họ. Điện từ hai cơ sở sản xuất này sẽ được hòa vào lưới điện địa phương.