Tiết kiệm năng lượng trong trường học
Cơ sở vật chất trong các trường học hiện nay được đầu tư ở nhiều mức khác nhau, từ những ngôi trường đơn sơ chỉ được trang bị các phương tiện tối thiểu tới những ngôi trường với các tòa nhà đa chức năng. Nhưng dù ở mức nào thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm, một vài gợi ý của tietkiemnangluong.vn với vấn đề tiết kiệm năng lượng trong trường học.
Những gợi ý tiết kiệm không mất chi phí, giá thành thấp.
-
Dán những lưu ý thân thiện trong mỗi phòng học để nhắc học sinh và giáo viên tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng.
-
Rút phích cắm các thiết bị ra khỏi ổ khi không sử dụng.
-
Đặt máy tính ở chế độ “hibernate” hoặc “sleep” khi không sử dụng. Không nên để chế độ bảo vệ màn hình, vì chương trình này sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn là tiết kiệm điện.
-
Giữ cửa ra vào và cửa sổ luôn được đóng kín trong mùa đông.
-
Trong những ngày ấm, có thể mở cửa sổ và cửa ra vào, để đón gió.
-
Khuyến khích tái sử dụng các vật liệu thân thiện và đặt thùng đựng rác trong các phòng học.
-
Thành lập các câu lạc bộ, nhóm, chịu trách nhiệm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả trong toàn trường.
Khích lệ học sinh cùng tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng
-
Đưa các hoạt động năng lượng thông minh vào thực hiện trong trường học.
-
Tham gia các hoạt động này không chỉ giúp các em có thêm những kiến thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng mà các em học sinh còn có thể chia sẻ những kiến thức đó cho các thành viên trong gia đình, bạn bè xung quanh.
-
Tham gia ngay từ khi còn nhỏ tuổi, sẽ giúp học sinh lớn lên với những hiểu biết và nhận thức tốt về năng lượng và các vấn đề khác về môi trường.
-
Cần đa dạng các hoạt động năng lượng theo nhiều hình thức hoạt động vui, giải trí. Tạo ra các đội, nhóm hoặc câu lạc bộ năng lượng để thúc đẩy các hoạt động năng lượng và tái sinh hiệu quả trong toàn trường.
Tiết kiệm năng lượng thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng
-
Việc nâng cấp hạ tầng bao gồm toàn bộ nội thất, ngoại thất của tòa nhà như tường, cửa sổ, sàn nhà, cửa ra vào cũng là các giải pháp để tiết kiệm năng lượng.
-
Sử dụng gạch cách nhiệt để xây dựng.
-
Sử dụng các cửa ra vào và cửa sổ hiệu năng cao để có thể đóng kính cửa tránh thoát khí hoặc khí từ ngoài thâm nhập vào.
-
Chọn cửa sổ có các tính năng như U-factor thấp (tỷ lệ thoát nhiệt thấp), có các lớp vật liệu phủ giúp truyền ánh sáng, kiểm soát đượcnhiệt / độ chóivàlàm giảmtia cực tím…
-
Thay thế các miếng đệm, bản lề cửa sổ, cưả ra vào để đảm bảo cửa luôn được khép kín.
-
Giảm bức xạ mặt trời và chi phí cho điều hòa bằng cách sử dụng cửa sổ có mái che, sử dụng cửa chớp, hoặc mái nhà nhô ra, trồng cây gần cửa sổ…
-
Sử dụng các tấm lợp mát, để giảm bớt năng lượng tích tụ trên mái nhà, giảm chi phí cho các thiết bị làm mát, sử dụng các lớp phủ đặc biệt hoặc bề mặt sơn phủ mầu sáng để giảm bức xạ mặt trời và làm giảm nhiệt cho lớp mái che.
Tiết kiệm thông qua các giải pháp chiếu sáng
Thống kê cho thấy, năng lượng dành cho chiếu sáng chiếm 30% năng lương tiêu thụ trong trường học. Do đó, điều khiển chiếu sáng hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả chiếu sáng tại các lớp học và các không gian khác trong trường.
-
Thay thế các đèn ống T12 và các đèn gắn cố định khác bằng các đèn ống hiệu suất cao T8 hoặc T5 có phản quang và chấn lưu điện tử.
-
Sử dụng các nguồn sáng trực tiếp hoặc gián tiếp để cung cấp lượng ánh sáng.
-
Trong các khu vực rộng như: Sảnh, hành làng, phòng thể dục, phòng đa chức năng… có thể thay thế các đèn halogen bằng các đèn huỳnh quang.
-
Cài đặt các bộ điều khiển công suất chiếu sáng để giảm/tắt chiếu sáng cho những không gian không sử dụng.
-
Thực hiện bảo dưỡng đều đặn như: Thay thế, lau chùi các bóng đèn theo lịch cố định để tránh bụi tích tụ và đảm bảo ánh sáng chiếu ra là sáng nhất.
-
Trang bị đèn LED cho các biển hiệu lối đi, đèn LED tiêu thụ ít năng lượng, có vòng đời sử dụng lâu hơn, và không mất thời gian bảo dưỡng.