Australia:
Ngày 31/3/2007, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên niên (WWF) Australia đã lấy cảm hứng từ hơn 2,2 triệu cá nhân và 2.000 doanh nghiệp để thực hiện hành động tắt các thiết bị chiếu sáng trong một giờ diễn ra sự kiện Giờ trái đất đầu tiên - hành động tự nguyện lớn nhất thế giới để bảo vệ môi trường.
Năm nay, Giờ trái đất tại Australia được thực hiện nhằm kêu gọi cộng đồng hãy sử dụng sức mạnh của mình, chung tay bảo vệ rạn san hô Great Barrier – một trong bảy kỳ quan thế giới đang trong tình trạng nguy hiểm.
|
Nhà hát Opera Sydney là một trong những địa điểm đầu tiên trên thế giới hưởng ứng Giờ trái đất |
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, với diện tích xấp xỉ 344.400 km2, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Australia.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp với nhiệt độ tăng cao ở đại dương và tăng tính axit trong nước biển, đe dọa sự sống còn của san hô và các loài động vật. Ngoài ra, Chính phủ Australia còn phê chuẩn kế hoạch đổ hàng triệu mét khối bùn nạo vét xuống gần khu vực này, để mở rộng cảng than Abbot Point ở miền Bắc Queensland.
Giờ trái đất 2014 là hành động để chứng minh với Chính phủ Australia rằng, nếu không hành động ngay từ bây giờ, những tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô Great Barrier sẽ không thể cứu vãn.
Cộng hòa Colombia:
|
Mọi người đốt nến hưởng ứng Giờ Trái đất tại công viên Ciudad del Rio ở Medellin, Colombia
|
Bắt đầu vào năm 2008 với 114 công ty và tổ chức, chiến dịch Giờ trái đất tại Colombia đã tăng đều đặn trong 6 năm qua. Đây là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và được phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông tại Colombia, truyền bá thông điệp của Giờ trái đất.
Năm 2013, Giờ trái đất tại Comlombia đã phá vỡ kỷ lục mà quốc gia này đã đề ra trước đó, với hơn 20 triệu người tham gia hưởng ứng trên các phương tiện truyền thông.
Năm nay, Cộng hòa Colombia sẽ kỷ niệm 7 năm chiến dịch Giờ trái đất bằng cách tắt đèn tại các thành phố lớn với các địa điểm chính và khu vực công cộng.
Cộng hòa Ecuador:
|
Giờ trái đất 2014 ở Ecuador nhằm mục đích kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường tại các đảo của Ecuador |
Giờ trái đất ở Ecuador khởi đầu khá khiêm tốn với những sự kiện nhỏ ở các thành phố khác nhau và được thực hiện bởi những thành viên tích cực. Tuy nhiên, sau 6 năm Chiến dịch đã phát triển thành một phong trào lớn và mạnh mẽ hơn với sự trợ giúp của phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Năm 2014, Giờ trái đất tại Cộng hòa Ecuador được thực hiện với mục tiêu yêu cầu Chính phủ ban hành lệnh cấm sử dụng hộp nhựa và ống hút tại các đảo. Đại sứ chính của chiến dịch là Giám đốc Vườn quốc gia Galapagos (thuộc quần đảo Galapagos – địa danh đầu tiên được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới, cách bờ biển Ecuador 1.000 km về phía Tây).
Phần Lan:
|
WWF Phần Lan kêu gọi cộng đồng và doanh nghiệp cùng hành động để bảo vệ môi trường sống của động vật ở Bắc Cực |
Hàng năm, WWF-Phần Lan luôn khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình, tắt các thiết bị điện không chỉ trong một giờ diễn ra sự kiện chính Giờ trái đất.
Năm 2014, Giờ trái đất ở Phần Lan sẽ diễn ra ở Bắc Cực. Đây là một trong những môi trường sống dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Ngay từ bây giờ, những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa đối với Bắc Cực và các động vật sinh sống ở đây. Nhiều loài động vật đã không thể tồn tại hoặc đang gặp nguy hiểm như: Gấu Bắc cực, Cáo Bắc cực, Kỳ lân biển, Hải cẩu Bắc cực, Cá tầm Beluga và Hải mã.
Năng lượng mặt trời được xem là chìa khóa quan trọng nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Vì vậy, WWF Phần Lan gọi tất cả mọi người - các cá nhân, thành phố, doanh nghiệp hãy hành động vì nguồn năng lượng mặt trời.
Cộng hòa Pháp:
|
Tháp Eiffel tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất hàng năm |
Tháp Eiffel sẽ là một trong gần 400 địa điểm nổi tiếng trên toàn nước Pháp tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2014.
Mục đích của WWF-Pháp nhằm nâng cao nhận thức của việc sử dụng năng lượng tái tạo và cùng hành động chống biến đổi khí hậu. Đây được xem như là một phần trong nỗ lực của nước Pháp, hướng tới Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lần thứ 21, sẽ diễn ra tại thủ đô Paris trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vì lý do an ninh, tháp Eiffel sẽ được tắt trong năm phút, trong khi các địa điểm khác như Nhà thờ Đức bà Paris và Khải Hoàn Môn sẽ vẫn tắt trong một “Giờ trái đất”.
Ngoài ra, hơn 200 thị trấn trên toàn nước Pháp cũng đồng loạt tham gia hưởng ứng chiến dịch năm nay.