1.1. Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:
Trong tháng, trên các sông ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận xuất hiện 2 đợt lũ nhỏ, biên độ lũ lên trên các sông từ 0,9-2,25m, đỉnh lũ trên các sông ở mức thấp. Các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm.
Lượng dòng chảy trên các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đều thiếu hụt so nhiều với TBNN cùng kỳ từ 60-70%
Tình hình hồ chứa đến ngày 31/12:
Hồ chứa thủy lợi: Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế dung tích trung bình đạt khoảng 77% dung tích thiết kế (DTTK); từ Quảng Nam đến Bình Thuận dung tích các hồ chứa trung bình đạt khoảng 80% DTTK; khu vực Tây Nguyên dung tích hồ đạt trung bình 91% DTTK, khu vực miền Đông Nam Bộ dung tích trung bình đạt 79% DTTK.
Hồ thủy điện: Mực nước hầu hết các hồ chứa ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên hầu hết thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1,0-5,0m; một số hồ thấp hơn từ 5,0-9,5 m như: hồ Bản Vẽ, Vĩnh Sơn B, Vĩnh Sơn C, Sê San 4A, Ialy, Đại Ninh, Đồng Nai 3; một số hồ thấp hơn nhiều như hồ AVương: 18,79m, Kanak: 14,76m, …
1.2. Khu vực Nam Bộ:
Trong tháng, mực nước sông Cửu Long dao động theo triều với xu thế xuống dần. Mực nước cao nhất tháng, trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,76m (ngày 01/12) thấp hơn TBNN: 0,55m, tại Mỹ Tho 1,62m (ngày 26/12) trên báo động (BĐ)3: 0,02m; trên sông Hậu tại Châu Đốc: 1,83m (ngày 01/12) thấp hơn TBNN: 0,3m; trên sông Sài Gòn tại Phú An 1,51m (ở mức BĐ3). Tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông Nam Bộ tiếp tục diễn ra với độ mặn trên các sông tăng dần và đạt mức lớn nhất vào các ngày 24-26/12 (độ mặn trên 4%0 vào sâu trên 35km).
Trong tháng, mực nước trên sông Đồng Nai xuất hiện 2 đợt dao động nhỏ. Mực nước cao nhất tháng tại Tà Lài là: 110,96m (ngày 10/12).
|