Theo đó, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than chịu trách nhiệm thu xếp 74.307 nghìn tấn than để cấp cho sản xuất điện năm 2024; trong đó, các nhà máy thiết kế sử dụng than nhập khẩu khoảng 26.084 nghìn tấn.
Các loại than cấp cho từng nhà máy thực hiện theo hợp đồng mua bán than năm 2024, hợp đồng cung cấp than dài hạn (đối với dự án nhà máy nhiệt điện BOT) ký giữa chủ đầu tư nhà máy với đơn vị cung cấp than.
Bộ Công Thương yêu cầu chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than thực hiện nghiêm và hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến việc cung cấp than cho việc sản xuất điện theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện năm 2024 và các năm tiếp theo; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thu xếp nguồn than hợp pháp có thông số kỹ thuật phù hợp với công nghệ của nhà máy (trừ các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than).
Thường xuyên cập nhật kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chuẩn bị nguồn than; đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho hoạt động của nhà máy trong suốt thời gian tồn tại với giá than cạnh tranh và hiệu quả. Trong mọi trường hợp không được để đứt gãy nguồn cung ứng than và thiếu than cho sản xuất điện…
Chủ bị đầy đủ, sẵn sàng hạ tầng vận chuyển, tiếp nhận than đáp ứng yêu cầu theo quy định và phù hợp nhu cầu tiếp nhận, sử dụng than cho sản xuất điện; đảm bảo khối lượng than dự trữ đủ theo định mức, phù hợp với thiết kế kho chứa than và đáp ứng kế hoạch khu động do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia công bố hàng háng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà máy…
Bộ Công Thương cũng giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các đơn vị cung cấp than thực hiện nghiêm các cam kết khác tại hợp đồng đã ký và chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết đã ký dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện…
Xem chi tiết quyết định 3111/QĐ-BCT tại đây