“Bào không trơn như hờn không nói”
Câu ca dao về nghề thợ mộc đã đề cập đến nguy cơ mất an toàn của máy móc trong quá trình sử dụng. Theo cấu trúc của máy bào gỗ thì các trục, khớp nối, lưỡi bào đều chuyển động tịnh tiến. Vì thế, chỉ một bộ phận bị hỏng thì tất cả các bộ phận khác đều “không trơn”.
Một số sự cố có thể xảy ra với người lao động khi sử dụng máy bào không đúng kĩ thuật:
Sự cố mất an toàn
|
Nguyên nhân
|
Vật liệu bị văng bắn
|
- Lưỡi bào lắp không chặt
|
Điện giật
|
- Hở mạch điện ở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, cầu dao điện, ổ cắm điện…
|
Cháy nổ
|
- Dăm bào, mạt gỗ gây ẩm mạch điện, rò điện. Khi có tia lửa điện cộng hưởng với dăm bào dễ gây cháy nổ.
|
Va quệt gây tổn thương
|
- Các đầu vít, mấu lồi có thể gây vướng với vật liệu, làm người lao động bị chấn thương.
|
Nhiễm độc
|
- Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình tiếp xúc gỗ của người làm mộc.
|
Nguyên tắc đảm bảo an toàn kỹ thuật:
- Chỉ người nào đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động mới được sử dụng máy.
- Người lao động gắn thiết bị ngăn ngừa tiếp xúc trước khi làm việc như kính bảo hộ, khẩu trang…
- Người lao động không sử dụng găng tay khi làm việc, mà dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy.
- Cho máy chạy thử trước khi làm việc, kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn mỗi khi vận hành máy.
- Ngắt điện nguồn khi mất điện hay khi kết thúc công việc.
- Thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc để tránh chập cháy do dăm bào, mạt gỗ.
Ảnh minh họa
|
Kinh nghiệm vận hành máy bào gỗ:
- Ông Nguyễn Văn Nam, xưởng mộc Xuân Thành, đường Đê La Thành, Hà Nội: “Tôi đã sử dụng máy bào gỗ 8 năm nay để làm mộc. Tôi chưa gặp các hiện tượng như cháy nổ, điện giật hay bị thương ở chân, tay. Ngoài sự chuyên tâm khi đưa thanh gỗ trượt trên máy, mình phải để ý đến nguồn điện. Tôi thường xuyên kiểm tra dây điện có bị chuột gặm gây hở mạch hay không, hoặc phải xem cầu dao có đảm bảo hay không trước khi vận hành máy”.
- Ông Trần Quyết Thảo, làng mộc Đồng Kỵ, Bắc Ninh: “Tôi đang dùng một máy bào nặng tầm 100 kg. Với loại máy bào lớn này thì không nên dùng để bào các thanh gỗ mỏng. Tôi có thói quen kiểm tra lưỡi bào và nguồn điện trước khi khởi động máy”.
- Ông Trình Đình Huy, xưởng mộc 665 Đê La Thành, Hà Nội: “Làm nghề mộc, không ai nói trước được việc lành nghề thì không gặp sự cố như đứt tay, điện giật, bị thương ở mắt… Thợ mộc đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo đến từng chi tiết. Khi đứng máy bào, phải nghiên cứu kĩ các bộ phận để biết, nghe được tiếng lạ của động cơ, đoán độ bền của máy. Máy bào điện có gắn mô tơ nên phải để ý mô tơ có nóng quá không khi người thợ làm việc liên tục”.