|
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng |
Bên cạnh đó, chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan đã có nhiều nỗ lực và cơ bản đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường,di dân tái định cư.
Trước đó, trong báo cáo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư các dự án thuỷ điện và vận hành khai thác các công trình thuỷ điện, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày cũng nêu rõ: Những năm qua đã có nhiều dự án thủy điện được đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình này, đã phải di dời dân cư và thu hồi đất đai với quy mô khá lớn.
Tuy nhiên, đối với các dự án nằm ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đối tượng dân cư bị ảnh hưởng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số phần nhiều còn nghèo. Để đảm bảo sớm ổn định đời sống người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án có quy mô di dân, tái định cư lớn như, ở Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. .
Nhờ vậy, các khu tái định cư đều có kết cấu hạ tầng tương đối tốt,đảm bảo đời sống người dân . Một số địa phương đã chỉ đạo lồng ghép việc đầu tư các khu tái định cư đạt chuẩn nông thôn mới như tại tỉnh Kon Tum (xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà là địa bàn tái định cư của DATĐ Plei Krông đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên ở Tây Nguyên năm 2012).
Việc bồi thường, hỗ trợ theo chính sách hiện hành cũng tạo cho người dân phải di cư có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ sinh hoạt. Tại các dự án thủy điện tại Sơn La, Hòa Bình và Tuyên Quang, công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành theo kế hoạch ban đầu, người dân tái định cư đã từng bước ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.
Tại các dự án thủy điện ở Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Hàm Thuận - Đa Mi và Đại Ninh (các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận), đời sống của người dân tái định cư cơ bản đã ổn định, chuyển biến tích cực. Người dân được phổ biến kiến thức sản xuất, phòng chữa bệnh, con em được đi học; cơ sở hạ tầng và nhà ở tái định cư được xây dựng đầy đủ, chất lượng tốt, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất... Nhiều hộ dân đã mua sắm được vật dụng có giá trị, các lễ hội, phong tục truyền thống được lưu giữ và phát huy.
Các dự án thủy điện tại tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chú trọng đảm bảo tốt đời sống lâu dài cho người dân tái định cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều ngành nghề mới đã xuất hiện như du lịch sinh thái, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… thành công như tại các huyện Hương Trà và A Lưới.
Đánh giá cao những kết quả đạt được, Ủy ban KHCNMT của Quốc hội cũng chỉ ra những tồn tại cần sớm được khắc phục... Cụ thể, việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê công tác di dân, tái định cư giữa chủ đầu tư và địa phương gặp không ít khó khăn và chưa phản ánh sát thực tế.
Tiến độ thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản; việc triển khai phương án sản xuất, phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ tái định cư; công tác triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm so với yêu cầu, chưa phù hợp với phong tục, tập quán người dân địa phương gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất và ổn định đời sống…
Tiếp thu những ý kiến đóng góp trên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Chính phủ cũng đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện các đề án nhằm đảm bảo ổn định dân cư, sản xuất, đời sống và phát triển KT-XH tại các khu/điểm tái định cư theo đề xuất, kiến nghị của UBND các tỉnh, các bộ, ngành có liên quan.
Liên quan đến rà soát quy hoạch và đầu tư các dự án thuỷ điện, Bộ Công Thương đã loại bỏ 424 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí có tiềm năng về thủy điện, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.
Đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban KHCNMT Quốc hội đã thống nhất về nguyên tắc, cần loại bỏ những dự án, vị trí tiềm năng thủy điện không bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, mất an toàn cho cộng đồng dân cư. Đối với các dự án tạm dừng có thời hạn và tiếp tục được rà soát, đánh giá, báo cáo thẩm tra của Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện bảo đảm đáp ứng các yêu cầu đối với các dự án.
Ngoài ra, Ủy ban cũng cho ý kiến về việc tăng cường công tác quản lý, vận hành các hồ chứa; vận hành liên hồ. Quy định rõ cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính, điều phối chung giữa các chủ đập khi các hồ chứa trên cùng lưu vực sông cùng tham gia xả lũ, ứng phó với các sự cố đối với hệ thống liên hồ chứa… để bảo đảm sản xuất và sinh hoạt của người dân và vùng hạ du.