Hệ số đàn hồi điện/GDP ở TP.HCM: Nghịch lý những con số

Là một trong những địa phương đông dân và có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước, nhưng hệ số đàn hồi điện/GDP của thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ ở mức 0,8, thấp hơn nhiều so với hệ số chung của cả nước là 2,0.  Tại sao lại có “nghịch lý” này?

Cả hệ thống chính trị vào cuộc…

Một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất nhằm làm giảm hệ số đàn hồi điện/GDP là sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Có thể nói, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về công tác này.

Ngay từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được phát động, chính quyền địa phương cùng Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã khẩn trương vào cuộc. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cụ thể hóa thành Chỉ thị số 171/CT- TTg của Chính phủ cho các sở, ban, ngành, cơ quan và địa phương trên địa bàn để triển khai thực hiện. Quy chế phối hợp liên ngành được áp dụng với sự chỉ đạo, đôn đốc sát sao của lãnh đạo Thành phố.

Với vai trò là đơn vị “chủ lực”, EVN HCMC đã cụ thể hóa Chỉ thị của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bằng các chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện, các cuộc vận động hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, cùng với sự hỗ trợ về nhân lực, vật lực cho các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất… một cách đồng bộ. Trên cơ sở sức mạnh “tổng lực” và nền tảng của Thành ủy, UBND Thành phố, cùng sự hỗ trợ đắc lực của cả hệ thống chính trị, chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đưa địa phương này trở thành “ngọn cờ đầu” tiêu biểu của cả nước.

Có thể nói, đây vừa là bài học thực tiễn, vừa là một minh chứng sinh động cho sức mạnh của sự phối hợp liên ngành chặt chẽ khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia nói chung, tiết kiệm điện nói riêng.

Những con số “biết nói”

Theo Quy hoạch điện VII, lộ trình giảm hệ số đàn hồi điện của nước ta lần lượt là: Giảm từ 2 (hiện nay) xuống còn 1,5 năm 2015 và đến năm 2020, con số này sẽ là 1,0 – ngang bằng với các nước trong khu vực. Theo nhiều chuyên gia, đây là những dấu mốc quan trọng, nhưng không dễ dàng thực hiện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải huy động rất nhiều nguồn lực, với hệ thống các giải pháp đồng bộ, với cách thức triển khai triệt để, mới có thể “cán đích” theo đúng quy hoạch. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa cao, lại duy trì được hệ số đàn hồi trong giai đoạn 5 năm trở lại đây khoảng 0,8 – 0,9.

Theo ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng thành phố Hồ Chí Minh (ECC HCM), thì đây là kết quả tổng hợp của rất nhiều giải pháp. Trước hết, công tác tuyên truyền của EVN HCMC tốt, làm cho nhận thức của các doanh nghiệp về sử dụng điện tiết kiệm đạt hiệu quả rất cao. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ của Thành phố về công nghệ, vốn… có vai trò lớn trong việc tạo nền tảng cho doanh nghiệp nỗ lực tìm các phương án sản xuất tiết kiệm năng lượng nhất, nhưng vẫn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ECC HCM cũng đã rất tích cực hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực kiểm toán năng lượng trong các doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện kiểm toán năng lượng hiệu quả.

Đại diện EVN HCMC cho biết, để tiếp tục duy trì hệ số đàn hồi dưới 1 con số, thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, triệt để các giải pháp như: Tạo đột phá trong tiết kiệm điện; đẩy mạnh kiểm toán năng lượng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đề xuất các giải pháp thay đổi công nghệ, thiết bị nhằm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, lắp đặt hệ thống biến tần vào điều khiển các động cơ, tăng cường sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời…

Tổng công ty sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh và phân bố lại các đối tượng sử dụng điện ít nhưng tạo ra giá trị gia tăng cao cho xã hội (như đối tượng dịch vụ), loại bỏ dần các đối tượng sử dụng điện nhiều nhưng tạo ra giá trị gia tăng thấp làm ảnh hưởng đến hệ số đàn hồi năng lượng điện của thành phố…

Thiết nghĩ, đây cũng chính là bài học thực tiễn sinh động về nỗ lực giảm hệ số đàn hồi.

Hệ số đàn hồi điện/GDP của thành phố  Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay

CHỈ TIÊU

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tốc độ tăng trưởng kinh tế – GDP (%)

14,60

12,10

9,20

6,20

9,00

9,50

10,20

11,40

11,70

12,20

12,20

12,60

10,70

 

8,60

 

 

11,80

 

 

10,30

 

Hệ số điện/GDP (%)

1,50

1,12

1,74

1,50

1,53

1,61

1,54

1,01

0,82

0,61

0,73

0,62

0,65

0,84

0,83

 

0,50

 

 


  • 30/08/2012 10:11
  • Theo TCĐL chuyên đề QLHN
  • 4270


Gửi nhận xét