Những tháng 5 “nóng bỏng”: Nhìn từ con số thống kê

Chỉ tính riêng tháng 5 – tháng cao điểm của mùa nắng nóng hằng năm giai đoạn 2010 – 2013, công suất truyền tải cao nhất của hệ thống điện Việt Nam tăng liên tục từ 14.317 MW (năm 2010) lên 19.772 MW (năm 2013), đã cho thấy mức độ căng thẳng về cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong những mùa nắng nóng.

Tăng trưởng cao qua các năm

Tháng 5, trong giai đoạn 2010 – 2013, công suất truyền tải điện cũng như sản lượng điện tiêu thụ liên tục tăng cao so với các tháng còn lại của năm. Cụ thể, công suất cao nhất của hệ thống tăng 5.455 MW; sản lượng ngày cao nhất trong tháng 5 tăng 118 triệu kWh; sản lượng điện thương phẩm cũng theo đó tăng 2.944,08 triệu kWh.

Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song bước sang năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi. Nhờ đó, nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên và hệ quả tất yếu là công suất hệ thống điện cũng  tăng trưởng liên tục.

Đáng chú ý, tháng 5 năm 2012 so với năm 2011, công suất cao nhất của hệ thống tăng từ 15.717 MW lên 18.366 MW (tăng 2.649 MW). Sản lượng điện ngày cao nhất trong tháng cũng tăng. Nhìn lại thời điểm năm 2012, thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi trên thế giới. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, đây là năm nóng thứ chín trong lịch sử kể từ năm 1850, với nhiệt độ trên mặt đất và đại dương cao hơn khoảng 0,45 độ C so với nhiệt độ trung bình giai đoạn 1961 – 1990.

Hệ thống điện trong những tháng mùa khô luôn trong tình trạng “nóng bỏng” - Ảnh: H.Hiếu

Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đã được  thực hiện từ năm 2006. Tuy người dân và doanh nghiệp ngày càng có ý thức hơn trong sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, nhưng kinh tế đất nước  ngày càng phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng với tình hình nắng nóng kéo dài nên việc tiêu thụ điện tăng cao cũng là điều dễ hiểu. Theo ông Ngô Sơn Hải – Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, hằng tháng, hằng quý, Trung tâm đều xây dựng phương án chi tiết vận hành hệ thống điện, trên cơ sở huy động hợp lý các nguồn điện. Các tổng công ty điện lực luôn chủ động xây dựng các kịch bản phân phối điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, giảm căng thẳng về điện trong mùa nắng nóng.

Biến động theo từng tháng

Phụ tải hệ thống điện quốc gia (HTĐQG) không chỉ thay đổi qua các năm mà còn thay đổi qua từng tháng trong năm. Tính đến hết tháng 5, công suất cực đại của HTĐQG đạt 19.948 MW (ngày 20/5), tăng 8.61% so với cùng kỳ 2012; sản lượng ngày cao nhất đạt 421.47 triệu kWh (ngày 28/5). Đây là mức công suất và sản lượng cao nhất từ đầu năm đến nay. Lũy kế phụ tải HTĐQG tháng 5 đạt 11,814 tỷ kWh, trung bình ngày đạt 381.1 triệu kWh/ngày, tăng 11, 42% so với cùng kỳ năm 2012.

Đứng trước nhu cầu phụ tải tăng cao, EVN đã chỉ đạo các công ty điện lực đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước như Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13, các kỳ thi tốt nghiệp THPT và THCS…; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tiết kiệm điện, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục trong mùa khô 2013. Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, do đã có tính toán nhu cầu phụ tải và dự phòng các kịch bản ứng phó, nên hệ thống điện cả nước vận hành tương đối ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân.

Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013, phụ tải và sản lượng điện ở các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tăng đáng kể, thậm chí có thời điểm phụ tải ngày của thành phố Hà Nội tăng gần 150% so với bình thường. Theo ông Vũ Quang Hùng – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI), trong các tháng đầu năm 2013, Tổng công ty đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cấp lưới điện phục vụ chống quá tải hè 2013 như, đẩy nhanh tiến độ đóng điện các công trình đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên; kiểm tra, rà soát và khắc phục các điểm tồn tại trên hệ thống lưới điện cũng như các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; thường xuyên đo công suất, cân đảo pha trong giờ cao điểm...

Tuy nhiên, trong một số ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến dẫn tới quá tải tại một số điểm cục bộ. Tổng công ty đã kịp thời chỉ đạo chuyển phương thức, huy động tăng cường lực lượng ứng trực sửa chữa điện trong các giờ cao điểm; dãn và hoãn kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thiết bị trên lưới điện toàn Thành phố, tập trung cấp điện liên tục cho sản xuất và sinh hoạt.

 

Phụ tải hệ thống điện quốc gia trong tháng 5 (2010 – 2013):

 

TT

Thời gian

Pmax

(MW)

Amax/ngày trong tháng

(triệu kWh)

Atp

(triệu kWh)

1

Tháng 5/2010

14.317

303

6.893,71

2

Tháng 5/2011

15.717

333

7.728,04

3

Tháng 5/2012

18.366

376

8.919,88

4

 

Tháng 5/2013

 

19.772

 

421

9.837,79

 

 

Phụ tải hệ thống điện quốc gia 5 tháng đầu năm 2013:

 

Tháng

Pmax

Sản lượng

2012

2013

2012

2013

Pmax
[MW]

Pmax
[MW]

Tăng so với 2012

Atháng
[tr.kWh]

Angày
[tr.kWh]

Atháng
[tr.kWh]

Angày
[tr.kWh]

Tăng so với 2012

1

16157

17992

11.36%

8223

265.3

10438

336.7

26.94%

2

15975

16744

4.81%

8901

306.9

8324

297.3

-6.49%

3

16365

18568

13.46%

10029

323.5

11252

363.0

12.19%

4

17490

18608

6.39%

9867

328.9

10995

366.5

11.44%

5

18366

19948

8.62%

10603

342.0

11802

380.7

11.31%

Tổng

18366

19948

 

47623

313.31

52811

349.74

11.63%

 

Trong đó:

- Pmax: Công suất cao nhất của hệ thống (MW);

 - Amax/ngày trong tháng: Sản lượng ngày cao nhất trong tháng (kWh);

- Atp: Điện thương phẩm (kWh)


 


  • 06/07/2013 04:13
  • Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý và Hội nhập
  • 3803


Gửi nhận xét