Ngành Điện vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ảnh: NT
|
Theo ông Vương Đình Huệ, mỗi lần điều chỉnh giá điện sẽ tác động vào chỉ số tiêu dùng (CPI) qua 2 vòng. Cụ thể, nếu xét tác động trực tiếp đến chi phí, giá điện tăng 5% thì CPI chỉ tăng có 0,123%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định khi Nhà nước tăng giá điện đều có tuyên bố chính sách hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp. Mà ở đây, chính sách không tăng giá điện từ mức 0 đến 100 kWh. Các hộ sử dụng 50 kWh tính giá 993 đồng như hiện nay, các hộ sử dụng 100 kWh thì ở mức 1.242 đồng. Ngoài ra, những hộ nghèo còn được hỗ trợ trực tiếp 30 nghìn đồng.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng khẳng định, Nhà nước điều chỉnh giá điện để sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, đảm bảo đủ điện. Giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ được tính toán kỹ và vẫn phải thực hiện 2 mục tiêu.
Đó là đến năm 2013, thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội là các mặt hàng điện, xăng dầu, than và một số dịch vụ công về cơ bản thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Và mục tiêu thứ hai là cần kiềm chế lạm phát dưới 1 con số, cụ thể Chính phủ đã đặt mục tiêu khoảng 9%.