Vi khuẩn có khả năng tạo ra điện năng - Ảnh ST
|
Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể cố định vi khuẩn trực tiếp lên điện cực, dựa vào đặc tính chuyển hóa của vi khuẩn để tạo ra các pin, còn gọi là pin sinh học. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ khảo sát tinh thể bằng tia X để xác định cấu trúc của các protein truyền điện tử (electron) trên bề mặt của tế bào vi khuẩn Shewanella oneidensis. Phép khảo sát tinh thể bằng tia X bản chất là tập trung một chùm tia X lên một vật có cấu trúc tinh thể, sau đó xác định cấu trúc của nó bằng cách phân tích các góc và mật độ của các chùm nhiễu xạ.
Bên cạnh ứng dụng trong công nghệ pin nhiên liệu, phát hiện này cũng sẽ có thể giúp ích trong việc phát triển các tác nhân vi khuẩn, được sử dụng để làm sạch ô nhiễm dầu hay ô nhiễm urani.
Theo tiến sĩ Tom Clarke, khoa Sinh học, phát hiện của Trường đại học Tây Anglia là một tiến bộ lớn trong hiểu biết về các loài vi khuẩn có thể truyền điện tử từ bên trong ra bên ngoài tế bào. Xác định cấu trúc phân tử chính xác của các protein quan trọng trong quá trình này là một bước cần thiết hướng tới khai thác vi khuẩn như một nguồn điện trong tương lai.
Các thành viên khác của nhóm bao gồm giáo sư David Richardson và giáo sư Julea Butt, cùng các cộng sự tại phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương tại bang Washington.