Theo Airbus, Zephyr S đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Arizona (Mỹ) ngày 11/7/2018. Chuyến bay đầu tiên của Zephyr S nhằm mục đích chứng minh khả năng của nó, với ngày hạ cánh được xác định khi các mục tiêu kỹ thuật đạt được.
Zephyr S bay bằng năng lượng mặt trời vào ban ngày, pin được sạc dự trữ vào ban đêm. Zephyr S được dùng như một máy bay công nghệ cao để theo dõi các mục tiêu trên mặt đất ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nó sẽ thực hiện chức năng tương tự như một vệ tinh, được sử dụng trong các mục đích quân sự và dân sự như giám sát hàng hải, tuần tra biên giới, phát hiện cháy rừng.
Zephyr S cũng vừa phá kỷ lục chuyến bay dài nhất không cần tiếp nhiên liệu khi bay liên tục 340 giờ (hơn 14 ngày) ở độ cao 21km.