Trước đó, tỷ lệ này được đặt ở mức 32%. Đây là mục tiêu ràng buộc pháp lý, nằm trong chiến lược của EU nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống 55% vào năm 2030, so với mức cơ bản được ghi nhận vào năm 1990.
Điều này sẽ đặt ra con đường hướng tới việc đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 (net-zero) ở châu Âu vào năm 2050.
Trước đó, cuộc họp các bộ trưởng năng lượng EU cũng đồng ý giảm tổng mức tiêu thụ năng lượng của EU ít nhất 9% vào năm 2030 so với năm 2020.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng đã nhất trí rằng tất cả các kho dự trữ khí đốt tự nhiên của 27 quốc gia thuộc EU phải được nâng lên ít nhất 80% công suất cho mùa đông năm sau khi họ chuẩn bị cho khả năng Nga giảm thêm lượng giao hàng.
EU đang cố gắng cắt giảm việc sử dụng năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine và tìm các nguồn khác. Lệnh cấm nhập khẩu than của Nga sẽ bắt đầu vào tháng 8 và lệnh cấm vận đối với hầu hết dầu từ Nga sẽ được cắt bỏ dần trong 8 tháng tới.
Trong khi đó, Moscow đang tạm dừng việc cung cấp khí đốt tự nhiên, nhiên liệu được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy và sản xuất điện mà EU không đưa vào các biện pháp trừng phạt của riêng mình vì lo ngại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu. Trước khi xung đột xảy ra, EU nhận khoảng 40% khí đốt tự nhiên từ Nga.
Link gốc