Thích ứng khí hậu từng vùng miền
Ông Hoàng Thúc Hào – Thạc sĩ, KTS Khoa Kiến trúc – Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, Nhà văn hóa thôn Tà Phìn là công trình văn hóa đa năng, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Được triển khai theo hướng phát triển bền vững cộng đồng địa phương thông qua bảo tồn tài nguyên, môi trường tự nhiên, cũng như tăng cường sự đa dạng văn hóa và các ngành nghề truyền thống tại đây. Ngoài những tích hợp như: Vườn thuốc, diện tích sinh hoạt, phòng trưng bày sản phẩm thủ công địa phương, thư viện nhỏ, trung tâm truyền thông…thì Nhà văn hóa thôn Tà Phìn cũng đã đưa những yếu tố khí hậu của vùng núi Sa Pa vào trong thiết kế của công trình.
|
Những công nghệ xanh bền vững đã được đưa vào nhà văn hóa thôn Tà Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) - Ảnh: CTV |
PGS. TS. KTS Nguyễn Tố Lăng – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, ngoài những yếu tố như thay đổi tư duy thiết kế của các kiến trúc sư, thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội để mọi người đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường sống. Thì việc phát triển KTX ở Việt Nam còn liên quan tới yếu tố khí hậu của từng vùng miền, địa phương. Một số vùng có khí hậu đặc trưng là vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng gió Lào miền Trung, vùng ngập lũ Nam Bộ… Ngoài ra, khí hậu ở nước ta rất khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, bức xạ mặt trời lớn, phía Bắc có mùa đông lạnh với độ ẩm cao.
Quan tâm bản sắc văn hóa từng địa phương
|
Nhà văn hóa đa năng thôn Suối Rẽ, xã Cù Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) - Ảnh: CTV |
|
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại nhà văn hóa thôn Tà Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) - Ảnh: CTV. |
|
Một đề xuất mẫu nhà ở nông thôn có áp dụng những kiến trúc xanh trên cơ sở kế thừa truyền thống - Ảnh: CTV.
|
Cũng theo ông Lăng, hiện nay việc ứng dụng KTX tại Việt Nam đang đứng trước khá nhiều thách thức. Đó là việc phát triển chung chung mờ nhạt, thiếu bản sắc. Trong khi đó, việc tiếp cận tài liệu về KTX còn khó khăn do còn thiếu và chưa thực sự phù hợp với điều kiện khí hậu thực tế cảu Việt Nam.
Thực tế triển khai còn thiếu sự định hướng, chưa có hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh để thúc đẩy, khuyến khích và bắt buộc các nhà tư vấn, các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình tuân theo xu hướng thiết kế và xây dựng công trình xanh bền vững; chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá công trình xanh cho điều kiện riêng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, bản sắc văn hóa địa phương rất đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, phương thức sản xuất canh tác, lối sống riêng. Việc lựa chọn những giải pháp phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống, tâm lý, nhu cầu và khả năng thực tế của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng trong việc tạo dựng môi trường kiến trúc đô thị.
Vì thế theo ông, phát triển KTX ở Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản sắc văn hóa địa phương tại mỗi vùng miền, cần đề ra các chiến lược, chính sách, các giải pháp quy hoạch, thiết kế xây dựng phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Yếu tố văn hóa cũng là cơ sở để đạt được sự chấp nhận của cư dân địa phương hướng tới các nhu cầu thiết thực của cộng đồng. Từ đó, có thể áp dụng rộng rãi, tránh được những nguy cơ phá vỡ các tập quán sinh hoạt truyền thống.