1. Lựa chọn tủ lạnh, tủ đông
- Lựa chọn tủ lạnh có nhiều sao, tốt nhất là 5 sao hiệu suất năng lượng để tiết kiệm điện;
- Nên chọn tủ lạnh có dung tích và công suất phù hợp với số người trong gia đình và nhu cầu sử dụng:
- Nếu có điều kiện nên chọn loại tủ có nhiều buồng (nhiều cánh) để bảo quản thực phẩm. Khi đó chất lượng bảo quản thực phẩm tốt nhất, đồng thời giảm tổn thất lạnh khi lấy thực phẩm vì khi lấy một loại thực phẩm nào đó chỉ cần mở một ngăn, khác với tủ một buồng hay 2 buồng khi lấy thực phẩm phải mở cả tủ;
- Nên chọn loại tủ lạnh sử dụng công nghệ biến tần để điều khiển máy nén làm lạnh giúp tiết kiệm điện, sử dụng môi chất lạnh R600a vừa tiết kiệm điện khoảng 25-30%, vừa bảo vệ môi trường.
2. Sử dụng tủ lạnh, tủ đông:
- Đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 15-20cm, tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt;
- Nên kiểm tra gioăng ở các cánh cửa tủ lạnh. Gioăng bị hở thì độ lạnh tủ kém và máy làm lạnh phải làm việc nhiều hơn, gây tốn điện;
- Mở đóng tủ lạnh hợp lý, không để cửa tủ lạnh mở lâu vì sẽ có không khí bên ngoài lọt vào, tủ lạnh sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn;
- Vệ sinh dàn ngưng 1-2 lần/năm bằng cách rút điện tủ, dùng bàn chải mềm, khăn lau khô để loại bỏ bụi bẩn;
- Cài đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (đặt ở nấc 3 hoặc nấc 4 là vừa, nếu có thể tránh nấc 5-7), tránh đặt ở mức lạnh nhất;
- Bọc kín thức ăn khi cho vào tủ lạnh để máy lạnh không phải khử ẩm tăng tiêu thụ điện và tránh gây mùi trong tủ;
- Không để thức ăn nóng vào tủ để tránh nhiệt độ và độ ẩm trong tủ tăng lên, tiêu thụ năng lượng nhiều hơn;
- Để lượng thực phẩm vừa phải trong tủ, mỗi lần đi chợ mua thực phẩm đủ dùng. Tránh trường hợp nhà ít người nhưng mua tủ lạnh, tủ đông dung tích lớn để tăng mỹ quan và sử dụng như một cái chạn để thức ăn thừa, sẽ làm mất chất lượng thực phẩm cũng như tăng tiêu thụ điện.
Link gốc