Hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh

Nhằm tạo ra một hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh, Nguyễn Thành Phương - sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nghiên cứu phương án tiết kiệm điện cho đèn đường với thiết bị cảm ứng nhận tín hiệu âm thanh, ánh sáng. Đề tài đạt giải Nhì trong cuộc thi "Ý tưởng xanh" năm 2010.

Lý do ra đời dự án:

Trong thời gian gần đây, sử dụng lãng phí năng lượng, khai thác cạn kiệt tài nguyên trở nên ngày càng trầm trọng, nhất là việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà: Máy lạnh, đèn, quạt hay ngoài trời, đèn chiếu sáng công cộng, đặc biệt là việc sử dụng máy lạnh và hệ thống chiếu sáng công cộng. Dự án của Thành Phương là tạo ra một thiết bị thông minh để quản lý việc sử dụng điện cho các thiết bị một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Mục tiêu của dự án: Tạo ra một hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh có thể sử dụng trong nhà hay ngoài trời:

● Khi sử dụng trong nhà (quản lý các thiết bị trong nhà, chức năng phụ):

         ► Hệ thống sẽ sử dụng cảm biến nhiệt độ để đo nhiệt độ trong phòng, từ đó hệ thống sẽ đưa ra nhiệt độ thích hợp nhất cho máy điều hòa nhiệt độ để máy có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm điện năng nhất, đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho mọi người trong phòng.

        ► Hệ thống sẽ sử dụng cảm biến ánh sáng để quản lý các thiệt bị chiếu sáng: tắt đèn khi trời sáng và bật đèn khi trời tối.

● Khi sử dụng ngoài trời (quản lý hệ thống đèn đường, chức năng chính):

       ► Hệ thống sẽ sử dụng cảm biến nhiệt độ để đo nhiệt độ môi trường, từ đó hệ thống sẽ đưa ra nhiệt đô thích hợp nhất cho máy điều hòa nhiệt độ để máy có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất,đưa nhiệt độ ra một màn hình lớn để tuyên truyền cho mọi người đi đường có thể biết được nhiệt độ thích hợp cho máy điều hòa của nhà mình. Từ đó việc sử dụng tiết kiệm máy điều hòa có thể phổ biến cho tất cả mọi người.

       ► Hệ thống sẽ được gắn kết với hệ thống đèn công cộng chiếu sáng (quản lý được 16 bóng đèn). Hệ thống sẽ quản lý việc chiếu sáng một cách thông minh, gồm các chế độ hoạt động:

+ Chế độ hoạt động 0: Khi trời sáng sẽ tự động tắt đèn.

+ Chế độ hoạt động 1: Trời tối sẽ tự động bật đèn. Trong thời gian từ lúc bật đèn đến lúc khoảng 22h, hệ thống sẽ cho sáng hết đèn.

+ Chế độ hoạt động 2: Từ 22h đến 23h30, hệ thống sẽ chuyển qua chế độ 1 đèn sáng 1 đèn tắt. Lúc này hệ thống cảm biến âm thanh sẽ được kích hoạt, khi có tiếng xe cộ chạy trên đường hệ thống sẽ tự động chuyển qua chế độ hoạt động 1:bật hết đèn lên. Sau khoảng thời gian 10 phútm hệ thống sẽ tự chuyển qua chế độ hoạt động 2 trở lại: 1 sáng 1 tắt.

+ Chế độ hoạt động 3: Khoảng thời gian từ 23h30 đến 1h sáng, hệ thống sẽ tự chuyển qua chế độ 1 sáng và 2 tắt. Lúc này hệ thống cảm biến âm thanh sẽ được kích hoạt để xác định có xe cộ chạy trên đường hay không, nếu có xe cộ hệ thống sẽ tự chuyển qua chế độ hoạt động 1. Sau 10 phút sẽ tự chuyển qua chế độ 3 trở lại.

+ Chế độ hoạt động 4: Trong khoảng từ 1h sáng cho đến lúc trời sáng, hệ thống sẽ cho tắt hết đèn và trong lúc này hệ thống âm thanh sẽ được kích hoạt để cảm nhận có xe cộ lưu thông trên đường hay không. Nếu có sẽ tự chuyển qua chế độ hoạt động 1. Sau 10 phút sẽ trở lại chế độ hoạt động 4. Lúc này hệ thống cảm biến ánh sáng sẽ được kích hoạt để xác định trời sáng hay không, nếu trời sáng sẽ chuyển về chế độ hoạt động 0.

Ghi chú: có thể thay đổi thời gian hoạt động của các bóng đèn bằng cách lập trình

Các hoạt dộng chính của dự án: Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm:

+ Thi công mạch thực cho dự án

+ Xin phép các tỉnh, thành phố cho phép được lắp đặt và thí điểm dự án.

+ Tiến hành lắp đặt hệ thống.

+ Tiến hành bảo trì sữa chữa các thiết bị khi có sự cố xảy ra.

 


  • 25/08/2011 02:32
  • PV
  • 3925


Gửi nhận xét