Theo Quyết định, để phát huy hiệu quả nguồn lực này, nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn theo quy định của pháp luật hiện hành. Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Mô hình hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tận dụng để phát điện đang được ứng dụng tại Việt Nam
|
Cũng theo Quyết định, các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Ngoài ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai, Quyết định còn quy định hỗ trợ giá điện đối với dự án sử dụng chất thải rắn. Cụ thể, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Thủ tướng giao Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định, ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn...
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện và phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn trên địa bàn...
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2014, chi tiết Quyết định xem file đính kèm.