Lắp một điều hòa cho hai căn phòng, có thật sự tiết kiệm điện?

Gần đây trên mạng Internet xuất hiện nhiều bức ảnh chia sẻ về một chiếc điều hòa được lắp chia đôi tại hai căn phòng thay vì lắp mỗi phòng một chiếc. Và việc này được cho là tiết kiệm, vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem có đúng là tiết kiệm không nhé.

Bàn về công suất của điều hòa 

Nếu bạn muốn dùng chung điều hòa tại hai căn phòng một lúc bằng cách chia (như bức ảnh dưới đây) thì bạn phải sử dụng một chiếc điều hòa có công suất làm lạnh phù hợp với tổng thể tích của 2 căn phòng. Như vậy mới có thể đảm bảo khả năng làm mát và tiết kiệm điện.

Không ít người đã chọn giải pháp chia đôi để chỉ cần mua một chiếc điều hòa

VD: Hai căn phòng của bạn có tổng thể tích 70 mét khối thì bạn sẽ cần phải dùng 1 chiếc điều hòa có công suất 18.000 BTU.

Tuy nhiên trong trường hợp này nếu bạn mua 1 chiếc điều hòa công suất 18.000 BTU để lắp chia làm hai như vậy thì bạn hoàn toàn có thể mua 2 chiếc điều hòa công suất 9000 BTU để lắp riêng ở 2 phòng thì tổng 2 chiếc 9000 BTU giá còn rẻ hơn cả 1 chiếc 18000 BTU. Lắp riêng như vậy hiệu quả làm mát sẽ tốt hơn rất nhiều.

Còn nếu bạn dùng một chiếc điều hòa có công suất bé hơn như 12000 BTU hay 9000 BTU thì điều hòa sẽ không hoạt động được đúng với công suất thiết kế. Dẫn đến việc căn phòng chẳng những không được mát mà còn rất tốn điện.

Bạn nên hiểu thiết kế của điều hòa

Điều hòa thường được khuyến khích lắp tại chính giữa căn phòng để làm mát nhanh và hiệu quả nhất. Khi lắp tại giữa căn phòng luồng gió mát sẽ được tỏa đều ra toàn bộ căn phòng và chúng ta sẽ cảm nhận đc ngay luồng không khí mát. Nếu chia đôi điều hòa như trên thì luồng khí mát sẽ tỏa từ góc phòng ra khiến bạn sẽ cảm thấy lâu mát hơn và quá trình làm mát sẽ căn phòng cũng lâu hơn dẫn đến tốn điện.

Chiều dài của cánh quạt không kéo dài toàn bộ dàn lạnh mà chỉ nằm trong phần khung đỏ

Cục lạnh của điều hòa thường có dạng dùng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra ngoài. Quạt này sẽ không kéo dài đến toàn bộ cục nóng như cánh cửa gió điều hòa mở ra, nếu các bạn soi vào bên trong để nhìn thì sẽ thấy độ dài của quạt chỉ bằng 2/3 độ dài của cục lạnh. Do khoảng không gian còn lại là để bộ điều khiển điện tử và động cơ. Như vậy lắp điều hòa chia đôi hai phòng thì phần cánh quạt này sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách giữa 2 phòng dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.

Đa số khi lắp điều hòa chung tại 2 căn phòng đều để cục chia đều ở 2 căn phòng. Tuy nhiên do chiều dài của cánh quạt vì cánh quạt có độ lệch so với cục lạnh nên nếu chia đều dàn lạnh thì cánh quạt gió lại không đều nhau. Việc này dẫn đến phòng này sẽ mát hơn phòng bên cạnh do nhận được nhiều gió hơn. Khi đó điều hòa sẽ phải chạy liên tục để làm lạnh chứ không nghỉ do chưa đạt được nhiệt độ, rất là tốn điện.

Lắp chung như vậy nếu phòng này cần dùng mà phòng kia lại không có ai dùng thì quả thật là lãng phí. Vừa làm mát chậm lại mà phòng bên kia lại còn để không. Nếu trong trường hợp này, có lẽ chúng ta sẽ cần phải bịt một đầu lại do không thể kéo cục lạnh về hết một bên do nó đã được lắp cố định.

Như vậy là việc lắp chia đôi điều hòa như trên không tiết kiệm được chút nào.

Trường hợp bạn chỉ đủ tiền mua được một chiếc điều hòa, thì việc lắp chung sẽ làm mát được cho 2 phòng nhưng bạn sẽ phải trả một số tiền điện không nhỏ do điều hòa phải hoạt động liên tục. Lúc này tiền mua hai chiếc điều hòa để lắp riêng sẽ còn kinh tế hơn so với tiền điện.


  • 10/05/2017 10:37
  • Theo genk.vn
  • 3426