Năm 2030, TP HCM sẽ có hơn 200 MW điện từ chất thải rắn

Căn cứ này được đưa ra từ việc đầu tư nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi sang công nghệ đốt rác - phát điện của các nhà máy hiện hữu và các dự án đầu tư mới trong thời gian tới của TP HCM tại Hội nghị chuyên đề kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt - phát điện do UBND TP HCM tổ chức ngày 26/11/2017.

Nguồn điện thu được từ những công nghệ đốt rác của TP HCM sẽ tăng trong thời gian tới - Ảnh: M.Nhiệm.

UBND TP HCM cho biết, dựa trên việc đầu tư nâng cấp, cải tạo chuyển đổi sang công nghệ đốt rác – phát điện này, điện năng thu được từ công nghệ xử lý chất thải rắn của thành phố dự kiến đạt được 200,6 MW đến năm 2030.

Theo Sở Tài nguyên môi trường TP HCM, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, cộng với tốc độ đô thị hóa nhanh, thành phố đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, trong đó có vấn đề xử lý rác thải đô thị với khối lượng lớn, thành phần và tính đa dạng. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày phát sinh trên địa bàn khoảng 8.700 tấn, chất thải rắn công nghiệp khoảng 1.500 – 2.000 tấn/ngày, trong đó khối lượng chất thải nguy hại 350 - 400 tấn/ngày và 22 tấn/ngày chất thải rắn y tế.

Dự báo, năm 2020 khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là hơn 10 nghìn tấn/ngày (tăng 5%), đến năm 2025 là gần 13 nghìn tấn/ngày. Với chất thải rắn công nghiệp là hơn 1.900 tấn/ngày (tăng 6%/năm) và đến 2025 là 2.497 tấn/ngày. Các chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế cũng đều tăng từ 8%/năm cho đến 10%/năm.

Phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay ở nước ta cũng như tại thành phố đa phần vẫn là chôn lấp. Nhưng giải pháp này đã dần không phù hợp do bộc lộ những hạn chế như lãng phí tài nguyên đất, tài nguyên rác, ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí…

 


  • 28/11/2017 10:03
  • Mai Nhiệm
  • 1575