Năng lượng tái tạo đã và đang phát triển mạnh mẽ tại châu Âu. Nguồn ảnh: pv-magazine.com.
|
Theo đó, trong năm 2020, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời đã tạo ra 38% điện năng của EU (tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019), trong khi nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt chỉ chiếm 37%.
Trong số 27 quốc gia thành viên của EU, Đan Mạch đạt tỉ trọng điện gió và điện mặt trời cao nhất, đóng góp 61% nhu cầu điện của quốc gia này vào năm 2020. Ireland chiếm 35% và Đức đạt 33%. Trong khi đó, Slovakia và Cộng hòa Séc là các quốc gia có tỷ trọng năng lượng tái tạo thấp nhất, chưa đến 5%.
Báo cáo cũng cho thấy các biện pháp hạn chế đối với gia đình và cơ sở kinh doanh trong thời điểm dịch COVID-19 đã làm giảm 4% nhu cầu điện tổng thể ở EU vào năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch chịu tác động rõ rệt bởi đại dịch. Cụ thể, sản lượng điện từ than giảm 20% vào năm 2020, và giảm 1/2 kể từ năm 2015.
Ông Patrick Graichen - Giám đốc Tổ chức Agora Energiewende cho biết: “Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của châu Âu. Tuy nhiên, đây vẫn là thách thức trong việc thực hiện "Thỏa thuận Xanh châu Âu" - kế hoạch của EU nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 - với việc đặt ra mục tiêu phát triển khoảng 100 TWh bổ sung năng lượng tái tạo hàng năm, tăng gấp đôi so với tốc độ năm 2020. Chính vì vậy, các chương trình phục hồi năng lượng tái tạo sau đại dịch cần đi đôi với các hành động nhằm chống biến đổi khí hậu”.
Cũng theo ông Dave Jones, "chắc chắn trong thời gian tới, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng, do đang có nhiều chỉ dấu cho thấy các quốc gia EU đã và đang tiếp tục phát triển ngày càng nhiều hơn các hệ thống năng lượng tái tạo”.