Theo Dr. Rahul Nair, trưởng nhóm nghiên cứu, graphene là vật liệu kỵ và đẩy nước nhưng mao mạch hẹp của graphene lại hút nước mạnh nên nước thấm qua nhanh. Nhược điểm của graphene khi sản xuất graphene đơn lớp với số lượng lớn theo phương pháp hiện tại, như kỹ thuật tích tụ hơi hóa học (CVD) là rất khó khăn, và tốn kém.
Phát triển thành công màng lọc có thể biến nước biển thành nước ngọt
|
Để khắc phục nhược điểm này, UoM đã tạo được phương pháp sản xuất graphene oxide bằng kỹ thuật oxy hóa đơn giản trong phòng thí nghiệm. Nếu dùng cho lọc muối, màng lọc phải nhỏ hơn, và có các lỗ siêu nhỏ, kích thước không được quá 1 nanometer. Và vấn đề này đã được khắc phục bằng cách tạo ra vách ngăn nhựa expoxy ở 2 bên màng graphene oxide nên không bị trương khi có nước, nên có thể lọc được các tinh thể muối trong nước biển.
Nói cách khác, các phân tử nước có thể đi qua màng dễ dàng còn natri clorua thì không thể, bởi nó muốn di chuyển phải có sự hỗ trợ từ các phân tử nước, và do kích thước phân tử muối lớn hơn kích thước các kênh lọc nên nó bị loại, chưa kể khả năng tự khử mặn của chính màng graphene oxide nên muối sẽ bị loại ra hoàn toàn.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology số đầu tháng 4/2017