Pin cấp điện từ nước bọt con người

Theo trang tin Cơ khí phổ thông (PMC) của Mỹ số ra đầu tháng 8/2017, nhóm chuyên gia ở Đại học Binghamton (BU), New York, Mỹ do Phó giáo sư Seokheun Choi đứng đầu đã phát triển thành công một loại pin có thể được cấp điện bởi nước bọt của con người.

Phó giáo sư Seokheun Choi

 

Sản phẩm có tên: Pin nhiên liệu vi khuẩn (Microbial fuel cells hay MFC), tạo nguồn điện từ vi khuẩn, có thể cung cấp các nguồn năng lượng nhỏ dùng cho thiết bị y tế chăm sóc sức khoẻ tại các vùng xa xôi hẻo lánh, thậm chí cả các khu đô thị, nơi nguồn điện cấp không ổn định. Đây là loại pin cấp điện bởi vi khuẩn đi từ giấy, các MFC có chứa các tế bào lạnh đông khô không hoạt hóa, có khả năng truyền điện ra bên ngoài vỏ tế bào, được gọi là exoelectrogenic. Những tế bào exoelectrogenic này được làm ướt qua nước bọt, kích thích khả năng sinh điện với thời gian dài vài phút.

Hiện Seokheun Choi đang cải tiến, tăng mật độ điện năng, tăng công suất trên mỗi cm2, khâu quan trọng của dự án trước khi pin được đưa ra ứng dụng trong thế giới thực. Mật độ điện năng hiện mới chỉ đạt vài microwatt/cm2, nhưng nếu kết nối 16 tế bào nhiên liệu vi sinh với nhau trên một tờ giấy thì sẽ cung cấp đủ năng lượng thắp sáng cho một đèn LED, như vậy chỉ cần cải tiến công suất điện sẽ cho ra đời hàng trăm miliwatts năng lượng.


  • 14/08/2017 09:01
  • Khắc Nam (Theo PMC - 8/2017)
  • 3595