Tháp tạo điện từ khí nóng của EnviroMission có thể tạo ra trung bình 200 MW điện trong một ngày, đủ cung cấp cho 100.000 hộ gia đình (Ảnh: CNN News)
|
Kế hoạch của Roger Davey là xây dựng một ngọn tháp năng lượng mặt trời khổng lồ cao 2.600 feet ở sa mạc Arizona. Tháp có chức năng thu nhận các luồng không khí nóng làm quay 32 tuabin, từ đó tạo nguồn năng lượng cơ khí. Nguồn năng lượng cơ khí này sau đó sẽ được chuyển đổi thành điện năng.
Mỗi ngọn tháp như vậy có thể tạo ra trung bình 200 MW điện/ngày, đủ cung cấp cho 100.000 hộ gia đình.
"Một sự khác biệt lớn giữa phương pháp sản xuất điện từ khí nóng với các phương pháp khác là có thể tạo ra điện bất cứ lúc nào bởi sau khi mặt trời lặn, mặt đất vẫn tiếp tục tỏa nhiệt, nguồn điện vẫn tiếp tục được tạo ra", Roger Davey cho biết.
Hiệu quả của phương pháp đã được chứng minh bằng một mô hình thử nghiệm đặt tại vùng đồng bằng của Tây Ban Nha trong 7 năm quan. Mô hình tháp thu nhỏ đã tạo ra được 50 KW điện mỗi ngày, các nhà thầu xây dựng người Đức và đối tác của công ty cho biết.
Tháp khí nóng sẽ được xây bằng xi măng và chỉ thấp hơn so với tòa nhà chọc trời Khalifa Burj ở Dubai, có thể hoạt động được đến 80 năm, lâu hơn rất nhiều so với tuổi thọ của một tấm pin mặt trời.
Tổng chi phí cho toàn bộ dự án vào khoảng 750 triệu USD.