Shell muốn tạo cho mình một hình ảnh "xanh hơn" và thể hiện tham vọng của mình trong lĩnh vực năng lượng sạch và tôn trọng môi trường.
Cụ thể, họ dự định tham gia trồng lại rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ với kế hoạch trồng hơn 5 triệu cây trong vòng 12 tháng tới ở Hà Lan. Shell có các dự án tương tự ở Tây Ban Nha, Úc và Malaysia.
"Không có giải pháp duy nhất nào để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu - cần phải chuyển đổi hệ thống năng lượng toàn cầu... Shell sẽ thực hiện phần của mình", Ben van Beurden, CEO của Shell cho biết. Các khoản đầu tư được công bố dự kiến sẽ giúp đạt được mục tiêu của Shell là giảm 2-3% lượng khí thải carbon ròng trong ba năm tới.
Shell cũng thông báo rằng các quan điểm của họ về biến đổi khí hậu không phù hợp với quan điểm của nhiều tổ chức vận động hành lang trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, từ năm tới, nhóm này sẽ rời khỏi Hiệp hội AFPM (American Fuel & Petchem Manufacturers), tổ chức này vốn không ủng hộ các mục tiêu mà Hiệp định Paris về khí hậu đề ra.
Đồng thời, giống như các đối thủ khác, Shell gần đây đã đầu tư mạnh vào ngành điện, với mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nhà cung cấp điện lớn nhất thế giới vào đầu những năm 2030.
Cụ thể, Shell đã mua lại công ty điện và khí đốt First Utility của Anh, công ty sạc điện xe hơi Hà Lan NewMotion và trở thành cổ đông lớn nhất trong công ty sản xuất pin mặt trời Hoa Kỳ Silicon Ranch Corporation.