Nâng cao việc sử dụng điện trong cơ quan. Ảnh minh họa
Với hệ thống chiếu sáng:
• Mở rộng hoặc mở thêm cửa sổ, lắp kính (cả kính trần) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
• Thay tất cả bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact hoặc đèn huỳnh quang tiết kiệm điện.
• Thay bóng đèn neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W. Thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử tiết kiệm điện.
• Lắp máng, chảo chụp ở các đèn để tăng độ phản chiếu ánh sáng.
• Điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ chiếu ánh sáng tập trung.
• Mỗi đèn có một công tắc đóng, mở riêng.
• Thực hiện hai chế độ ánh sáng: Ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc.
• Giảm 50% độ chiếu sáng ở hành lang, nhà vệ sinh và thay bằng đèn compact 9W.
Với dây dẫn điện:
• Thay các đoạn dây dẫn điện bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn.
• Thay các đoạn dây cũ, nát, có khả năng rò điện bằng dây mới cùng tiết diện.
• Sửa chữa các mối nối, tiếp xúc ở cầu dao, cầu chì, phích cắm bị phát nóng quá mức.
Với phòng có đặt máy điều hòa:
• Kiểm tra lại độ kín của các cửa sổ.
• Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào.
• Độ cao giữa giàn lạnh và giàn nóng của máy điều hòa cần bố trí độ cao chênh lệch không quá 3m. Giàn nóng bên ngoài đặt nơi càng thông thoáng, không bị gió quẩn (xả ra rồi hút vào) thì càng tiết kiệm điện.
• Máy điều hòa chỉ đặt trên 26oC. Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hòa thì bật từng máy đặt ở nhiệt độ trên 26oC. Nếu sau nửa giờ, không khí trong phòng đạt được 26 – 27oC, tắt các máy dư thừa.
• Khi tắt máy nên tắt từ nguồn, không nên chỉ tắt bằng điều khiển từ xa vì như vậy máy điều hòa vẫn “ngốn” điện tương đương với một bóng đèn nhỏ (15W)
Trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện, treo công tơ phụ tại mỗi phòng để kiểm tra mức tiêu thụ. Sau đó giao chỉ tiêu tiết kiệm hàng tháng cho từng phòng, ban.