Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An có buổi buổi tiếp, làm việc với ông Nagaoka Taketoshi - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI).

Tham dự buổi làm việc có đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương; phía Nhật Bản có sự tham dự của ông AGuin Toru, Trưởng Nhóm WT6 (Điện và Năng lượng), sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, Trưởng Đại diện JBIC tại Hà Nội.

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Nagaoka Taketoshi - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) bày tỏ, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẵn sàng đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế nhằm đồng thời đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và trung hòa các-bon ở Việt Nam vào năm 2050. Về chính sách năng lượng, chuyển đổi năng lượng của Việt Nam Sáng kiến ​​Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (AETI) của Chính phủ Nhật Bản.

Tại buổi làm việc, ông Aguin, Trưởng nhóm WT6 (Điện và năng lượng), Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đưa ra ý kiến nới lỏng điều kiện cấp giấy phép kết nối lưới điện, khuyến khích sử dụng thiết bị phát điện năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà trong các nhà máy. Việc nghiên cứu lại cơ chế FIT có tác dụng tăng tỷ lệ sản xuất điện năng lượng tái tạo.

Liên quan vấn đề quy hoạch điện 8 của Việt Nam, phía Nhật Bản đề xuất với dự án phát điện quy mô lớn thì không thể thiếu công nghệ và nguồn vốn các tổ chức tài chính nước ngoài.

Việc nhanh chóng triển khai khai thác điện và thực hiện chuyển đổi năng lượng một cách thuận lợi, cần xây dựng các biện pháp cần thiết dựa trên các thông lệ kinh doanh và tài chính quốc tế cho các nhà điều hành kinh doanh xuất sắc thực hiện các khoản đầu tư chất lượng cao.

Mặt khác, việc sử dụng các công nghệ góp phần khử cacbon trong sản xuất điện hiện có (đốt amoniac và hydro trong sản xuất nhiệt điện) sẽ phát sinh khoản chi phí môi trường như chi phí sử dụng thiết bị bổ sung và tăng chi phí vận hành, vì vậy cần xây dựng cơ chế đảm bảo được khả năng tài chính của dự án, bao gồm chấp thuận việc chuyển đổi chi phí qua giá bán điện.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cảm ơn sự quan tâm của các cơ quan của Nhật Bản đến Việt Nam

Ông Nagaoka Taketoshi cũng nêu những vướng mắc tại Dự thảo nghị định mới cho hệ thống thí điểm DPPA đang được xem xét. Tuy nhiên, các yêu cầu về điều kiện đối với người tiêu dùng vẫn khắt khe, khiến các doanh nghiệp Nhật Bản, vốn là các nhà sản xuất lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam rất khó tham gia. Người tiêu dùng phải mua trực tiếp từ 30MW trở lên từ các công ty sản xuất điện, tuy nhiên một công ty không thể tiêu thụ 30MW trừ khi đó là công ty thuộc khối ngành sản xuất quy mô rất lớn, điều này khiến cho người tiêu dùng.

Liên quan tới thủ tục hành chính, ông Muto Shiro, Phó chủ tịch kiêm trưởng ban pháp chế của JCCI cũng nêu vấn đề liên quan tới việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký cấp phép, thời gian cấp phép.

Từ đó đề nghị hướng dẫn điều kiện cấp giấy phép, điều chỉnh lại sự chậm trễ về mặt thủ tục…

Nhân dịp này, ông Nagaoka Taketoshi bày tỏ sự cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương quan tâm đến việc cung cấp điện ổn định cho khu công nghiệp Thăng Long, nơi tập trung các doanh nghiệp Nhật Bản khối ngành sản xuất.

Trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, Chính phủ Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có cải cách thủ tục hành chính.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, về thương mại điện tử, quản lý các sàn thương mại điện tử trong nhiều trường hợp, thu thuế, kiểm soát xuất xứ sản phẩm để không ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp, sàn thương mại điện tử còn khó trong việc quản lý thuế, trách nhiệm của sàn giao dịch thương mại điện tử chưa được ràng buộc.  

Trao đổi về chuyển đổi năng lượng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ Nhật Bản đến Việt Nam. Trong quá khứ, Nhật Bản cũng đã hỗ trợ ngành năng lượng của Việt Nam khá nhiều, cũng như trong thời gian tới đối với ngành năng lượng, sự hỗ trợ về tài chính rất quý, sự hỗ trợ về công nghệ còn quý hơn nữa.

Theo Thứ trưởng An, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy manh phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có tiềm năng về điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Trong đó, khuyến khích điện tự dùng trong quy hoạch. Tuy nhiên, ưu tiên phát triển nhưng vẫn phải có cơ chế quản lý. Đối với ngành năng lượng tái tạo hiện nay, quá trình thực hiện còn vướng những vấn đề liên quan pháp lý, theo Luật Điện lực, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, kể cả điện tự tiêu thụ đều nằm trong quy hoạch.

Đối với nguồn điện gió, sinh khối…cơ chế giá FIT không được tiếp tục nữa, giai đoạn đầu khuyến khích cho phát triển năng lượng mới, cơ chế giá mới tuân thủ Luật Giá, Luật Điện lực. Theo đó, đơn vị mua – bán phải đàm phán theo khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Về việc thu xếp vốn với các dự án năng lương lượng tái tạo, Bộ Công Thương cũng hướng tới làm sao các nhà băng có thể hỗ trợ được. Hiện nay, các nhà băng đưa ra điều kiện ngặt nghèo, phải có bảo lãnh chính phủ, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cơ chế đặc biệt… Những yêu cầu như vậy an toàn cho các tổ chức tín dụng nhưng không phù hợp với pháp luật Việt Nam. Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết thêm.

Về vấn đề chuyển đổi nhiệt điện than, khí, trước đây đã có một số đổi tác Nhật Bản quan tâm, vấn đề này Bộ Công Thương mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ.

Đồng thời, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng mong phía doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn vấn đề tới việc tiết kiệm năng lượng.

Link gốc


  • 03/11/2022 11:10
  • Nguồn: tapchicongthuong.vn
  • 2327