• Giờ trái đất nhằm mục đích gì ?
Giờ trái đất do WWF phát động nhằm khuyến khích cộng đồng toàn cầu kết nối với nhau, tham gia vào các cơ hội và thách thức để tạo ra một thế giới bền vững. Năm nay, Giờ trái đất được tổ chức vào tối thứ Bảy cuối cùng tháng 3 (ngày 25/3).
Giờ trái đất 2016 có 178 quốc gia, vùng lãnh thổ và khoảng 12.700 địa danh tham gia
|
Giờ trái đất là cầu nối, thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan quyền lực với cộng đồng cho mục đích bảo vệ thiên nhiên, môi trường trước những biến đổi cực đoan của khí hậu.
Giờ trái đất không phải là mức năng lượng cụ thể tiết kiệm được trong vòng 1 giờ, mà nó nhằm đề cao việc tiết kiệm năng lượng, làm giảm lượng khí thải CO2, và quan trọng hơn, đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững.
• Ý tưởng Giờ trái đất do ai nghĩ ra?
Giờ trái đất ra đời từ ý tưởng của nhóm tư vấn, đứng đầu là Andy Ridley, hợp tác với Quỹ WWF-Australia do Leo Burnett và Fairfax Media khởi xướng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Từ đây, Giờ trái đất vượt khỏi biên giới Australia và trở thành sự kiện môi trường mang tính toàn cầu.
• Có bao nhiêu thành phố, quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Giờ trái đất 2016?
Một kỷ lục đáng nể trong chiến dịch Giờ trái đất 2016 là có 178 quốc gia, vùng lãnh thổ và khoảng 12.700 địa danh tham gia. Hàng triệu người đã tắt đèn trong một giờ và gần 2,5 triệu hành động riêng được thực hiện trong dịp này để giúp mọi người hiểu được những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
• Sau 10 năm ra đời, Giờ trái đất đã đạt được những thành tựu gì ?
- Quỹ WWF-Uganda là tổ chức đã tạo ra Giờ trái đất đầu tiên trên thế giới.
- Hơn 250.000 người Nga đã lên tiếng ủng hộ việc bảo vệ biển và rừng của quốc gia này.
- Argentina đã sử dụng chiến dịch Giờ trái đất 2013 để yêu cầu Thượng viện thông qua đạo luật về Khu Bảo tồn Biển 3,4 triệu ha.
- Hàng ngàn bếp lò tiết kiệm gỗ đã được phân phối cho các gia đình ở Madagascar.
- Đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt tại ba ngôi làng không có điện ở Ấn Độ.
- Tại Paraguay, Quỹ WWF đã sử dụng chiến dịch Giờ trái đất để kéo dài lệnh cấm khai thác gỗ, giảm nạn phá rừng.
- Các trường học Thái Lan và Đài Loan đã đưa Giờ trái đất vào chương trình giáo dục tại các trường học.
- Hàng trăm nghìn đèn LED đã được lắp đặt bởi các nữ hướng đạo sinh Mỹ.
- Hơn 2.123 việc làm thiết thiết thực nhân diễn ra Giờ trái đất 2014.