Chi phí dự trữ điện và năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục giảm
Việc giảm chi phí điện từ các nguồn tái tạo không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Cơ sở dữ liệu từ Irena, Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, cho thấy chi phí điện năng trung bình toàn cầu từ gió trên bờ đã chững lại trong năm 2014 - 2016 là một ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, trong thời gian dài hơn của sự sụt giảm, được thúc đẩy thông qua lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sự gia tăng về cải tiến công nghệ, chắn chắn sẽ diễn ra, và không có lý do gì để kì vọng nó sẽ kết thúc trong năm nay. Chi phí năng lượng tái tạo giảm có tác động rất lớn tới đầu tư sản xuất điện toàn cầu.
Ngay cả tại các nền kinh tế mới nổi, nơi nhu cầu tăng trưởng kinh tế thường được coi trọng hơn lo ngại về tác động môi trường, năng lượng gió và mặt trời trong năm 2017 đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch trong việc bổ sung công suất mới để sản xuất điện.
Áp lực đối với ngành năng lượng than tại Ấn Độ được đưa ra khi các nhà phát triển cam kết xây dựng nhiều nhà máy năng lượng mặt trời để bán điện chỉ với giá 4,44 rupee/giờ (khoảng 4 US cent/giờ).
Với mức giá thầu phổ thông ở mức 3 rupee/kWh, đầu tư vào công suất năng lượng mặt trời mới ở Ấn Độ thường rẻ hơn so với sản xuất từ các nhà máy than hiện tại.
Sự thay đổi của ngành năng lượng mặt trời nghĩa là các so sánh không hoàn toàn tương đương, nhưng áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ sự sụt giảm của chi phí sản xuất năng lượng tái tạo là có thật.
Bên cạnh đó, chi phí lưu trữ năng lượng cũng dự kiến sẽ giảm, dù với tốc độ chậm hơn trong thập kỉ này so với trước đó.
Theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF), giá pin lithium ion giảm 80% trong giai đoạn 2010 - 2017, mở ra một loạt các ứng dụng mới như cho phép người dùng công nghiệp và thương mại loại bỏ việc tiêu thụ điện.
Ngay cả với tốc độ giảm này, đây sẽ là một chặng đường rất dài đối với pin lithium ion để đi từ là một giải pháp hoàn chỉnh khả thi đến các vấn đề được tạo ra dưới sự biến động của năng lượng gió và mặt trời.
Tuy nhiên, chúng có thể sẽ tìm thấy một thị trường đang phát triển trong những dịch vụ nhỏ cho khách hàng và cho lưới điện, và thị trường lưu trữ năng lượng dự kiến sẽ thu hút 620 tỉ USD đầu tư vào năm 2040, theo BNEF.
Doanh số bán xe điện sẽ tiếp tục tăng vì làn sóng các mẫu xe mới được tung ra thị trường
Doanh số bán ô tô điện tiếp tục tăng trong 2018, vượt qua kì vọng trước đó. Tổng doanh số bán xe điện hạng nhẹ, gồm ô tô, xe SUV, ô tô tải nhỏ và xe ô tô cỡ trung, được dự báo đạt khoảng 2,1 triệu chiếc, tăng khoảng 64% từ mức 2018, còn tổng lượng xe plug - in (biến thể với sự kết hợp từ xe điện và xe lai) đang lưu thông lên tới khoảng 5,4 triệu chiếc.
Doanh số bán được dự báo tiếp tục tăng trong năm nay, với Tesla triển khai mẫu xe Model 3 tại châu Âu và Trung Quốc, và một số mẫu mới từ các nhà sản xuất gồm Porsche, Mercedes, Audi, Renault, Hyundai và Kia.
Tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và chiếm tới một nửa tổng lượng xe điện bán trên khắp thế giới, qui định mới về sản xuất xe chạy bằng năng lượng mới có hiệu lực trong năm nay.
Một hệ thống tín dụng thương mại khuyến khích các công ty phát triển xe điện có pin chạy được quãng đường dài hơn, và sẽ phạt những nhà sản xuất không đạt được mục tiêu về sản xuất xe điện như tỉ lệ doanh số bán hàng.
Các công ty gồm Honda và Daimler đang thúc đẩy kế hoạch sản xuất ô tô điện tại Trung Quốc.
Việt giữ tăng trưởng xe điện nhanh chóng rất quan trọng. Con số 5,4 triệu xe điện đang lưu thông chỉ đại diện khoảng 0,4% trong tổng số xe điện hạng nhẹ toàn cầu, hiện đạt khoảng 1,3 tỉ chiếc.
Ngay cả khi doanh số bán ô tô điện tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt với BNEF dự báo doanh số bán hàng hàng năm đạt 30 triệu chiếc vào năm 2030, loại xe này dự kiến vẫn chỉ chiếm phần nhỏ doanh số bán phương tiện giao thông mới cho tới cuối những năm 2030.
Mặc dù lạc quan hơn các nhà dự báo khác, gồm cả OPEC, BNEF đã đánh giá thấp tăng trưởng xe điện trong quá khứ, và cơ quan này có thể làm vậy một lần nữa.
Chiến lược xe điện của Trung Quốc, được thúc đẩy nhờ tham vọng thống trị các ngành công nghiệp toàn cầu trong tương lai, củng cố an ninh năng lượng và (có thể) cải thiện ô nhiễm không khí địa phương, sẽ là yếu tố quan trọng.
Doanh số bán ô tô toàn cầu với động cơ đốt trong có thể chạm đỉnh vào giữa những năm 2020, theo BNEF.