5 mẹo nhỏ giúp các sếp quản lý một nhân viên có thái độ tiêu cực

Trên cương vị là những nhà quản trị, việc nắm được những phương pháp để bạn có thể đối phó với những người nhân viên có thái độ tiêu cực sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên thuận lợi dễ dàng hơn và tránh được những trở ngại không đáng có!

Ảnh minh hoạ.

Hầu hết những ai, hiện đã và đang nắm giữ những chức vụ ở vị trí quản lý và lãnh đạo cấp cao, chắc chắn đều sẽ có những lúc gặp phải những người nhân viên cấp dưới có thái độ làm việc rất tiêu cực. Đây là điều hết sức bình thường!

Tuy nhiên, việc bạn có thể tìm cách để hiểu được tâm lý của những kiểu hình nhân viên như vậy và nắm được những phương pháp để quản lý họ, sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn và tránh được những tình huống tồi tệ không đáng có. Điều này có lợi không chỉ đối với những nhà quản trị, mà còn giúp cho đội nhóm của họ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những trở ngại không đáng có từ những người nhân viên cá biệt như vậy.

1. Suy xét và đánh giá kỹ lưỡng về những khía cạnh có liên quan đến nhân viên đó

Ngay khi bạn cảm nhận được sự tiêu cực đến từ một nhân viên nào đó, hãy dành ra một khoảng thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về năng lực chuyên môn và tính cách cá nhân của nhân viên đó. Hãy tự đặt ra cho mình câu hỏi sau: "Liệu có những tác động nào từ bên ngoài hoặc bên trong công việc khiến cho người nhân viên đó ức chế và phát sinh những biểu hiện tiêu cực như vậy không?"

Một phần vai trò của bạn, với tư cách là một người quản lý đó là, bạn phải biết cách thấu hiểu và nắm được những vấn đề có liên quan đến nhân sự cấp dưới của bạn. Hãy cân nhắc và đánh giá nhân viên của mình dựa trên tinh thần khách quan. Tuyệt đối không áp đặt những quan điểm cá nhân và chủ quan của mình để nhận xét về một ai đó. Hãy tiến hành một quá trình thẩm định kỹ lưỡng trước khi bạn đưa ra quyết định của mình.

2. Soạn thảo một văn bản thể hiện rõ những quy định, tiêu chuẩn và kiểm soát mức độ thiệt hại

Một nhân viên có thái độ tiêu cực, theo thời gian có thể gây thiệt hại ngày càng nặng nề hơn đối với tinh thần của cả nhóm. Hãy ngay lập tức giải quyết những vấn đề phát sinh từ người nhân viên đó.

Để chuẩn bị cho quá trình này, hãy ghi chép lại những hành vi của họ và bên cạnh đó, lập nên một văn bản thể hiện rõ những quy định và tiêu chuẩn cần có của công việc. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bạn làm việc trực tiếp với người nhân viên đó, để giải thích cho họ hiểu rõ những tác động tiêu cực từ họ đã gây ảnh hưởng đến công việc và đồng nghiệp của mình như thế nào.

Hơn nữa, chúng cũng sẽ được sử dụng như những sự ví dụ điển hình để bạn minh họa trong những cuộc họp quản lý định kỳ, với những nhân viên khác trong công ty của mình.

3. Thiết lập nên một bảng quy chuẩn rõ ràng về vấn đề ứng xử trong công việc

Đừng để một nhân viên tiêu cực gây ảnh hưởng đến uy tín và công việc của bạn. Hãy làm gương và tránh để những nhân viên cấp dưới của mình có những lời đàm tiếu về người nhân viên cá biệt đó. Mọi người ai cũng sẽ có những điều ức chế và tức giận riêng của mình.

Tuy nhiên, vai trò của bạn là tạo lập nên một môi trường làm việc cởi mở, tích cực và trong khoảng thời gian đó, hãy chủ động xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh đến từ người nhân viên cá biệt đó.

4. Củng cố và khuyến khích những sự tiến bộ trong hành vi ứng xử của nhân viên đó

Có ai từng nói với bạn rằng, công việc quản lý cũng giống như việc bạn nuôi dạy con cái không? Cũng giống như việc bạn khích lệ và cổ vũ một đứa trẻ khi bé vừa mới bắt đầu những bước đi chập chững của mình vậy, trên cương vị là những nhà quản trị, bạn cần phải đưa ra những phản hồi tích cực và những sự động viên, bất cứ khi nào bạn thấy những người nhân viên cá biệt của mình thể hiện được những sự tiến bộ trong cách ứng xử và thái độ làm việc của họ. Đó là thứ mang lại cho họ nguồn động lực to lớn nhất để họ nhìn nhận lại mình và tích cực trau dồi bản thân tốt hơn.

Là một người quản lý, một phần công việc của bạn sẽ là quản trị nhân lực, mặt khác bạn còn giữ vai trò là một nhà trị liệu tâm lý và một phần nữa, bạn cũng đóng vai trò dẫn dắt, thu phục nhân viên cấp dưới của mình vậy!

5. Xác định rõ điểm giới hạn của mình đối với nhân viên đó

Bất cứ việc gì cũng sẽ có điểm giới hạn của nó và khi bạn đã cố gắng làm tất cả những điều trên mà thái độ làm việc của người nhân viên đó vẫn duy trì như cũ, đã đến lúc bạn nên thiết lập nên một kế hoạch để cải thiện hiệu suất làm việc của người nhân viên đó. Và nếu như những nỗ lực của bạn vẫn tiếp tục bị thất bại, hãy sử dụng những tài liệu mà bạn thu thập được trong giai đoạn đánh giá để đưa ra quyết định sa thải đối với người nhân viên này. Thời gian tối đa cho việc này là trong 90 ngày đầu tiên, khi bạn bắt đầu để ý tới người nhân viên này, và sau đó hãy nói lời tạm biệt với họ ngay lập tức!

Hãy chuẩn bị sẵn sàng những cơ sở cần thiết để bạn có thể đối phó và quản lý một nhân viên có thái độ tiêu cực. Việc này sẽ giúp bạn hành động nhanh chóng và hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra. Nó cũng sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn và nâng cao uy tín lãnh đạo của bạn, hơn nữa, nó cũng sẽ giúp cho đội nhóm của bạn làm việc năng suất và hiệu quả hơn!

Link gốc.


  • 16/02/2022 02:35
  • Nguồn: https://cafebiz.vn/
  • 930