Sự thành công của Google khiến không ít người giật mình, nhưng cũng chính từ triết lý và mục tiêu mà gã khổng lồ tìm kiếm đang theo đuổi, chúng ta có thể học được khá nhiều điều.
Chúng ta thường có nhiều mục tiêu và chúng có thể sẽ mâu thuẫn với nhau, chẳng hạn như ca hát và làm mộc, bạn vẫn có thể làm cả hai - chỉ cần không cùng một lúc. Trong trường hợp của Google, họ bắt đầu bằng cách tập trung hoàn toàn vào mục tiêu trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới. Mãi cho đến sáu năm sau đó, gã khổng lồ tìm kiếm mới “trình làng” Gmail - hệ thống email của họ.
Nếu bạn muốn thành công, hãy tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất. Một khi hoàn thành bước 1, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo. Đơn giản hóa mục tiêu sẽ thu về kết quả ngoài mong đợi.
Tập trung ít mục tiêu thay vì “đa nhiệm”
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có thể thấy thiết kế của Google cực kỳ cơ bản. Nó gần như “trắng toát” với một thanh tìm kiếm ở trung tâm. Nhưng bên dưới thiết kế chẳng có gì nổi bật ấy là rất nhiều kế hoạch, hệ thống.
Google từng phải nói không với rất nhiều lời đề nghị, bao gồm cả nhân viên, người sử dụng và khách hàng. Các kỹ sư thường xuyên mang lại những ý tưởng về cách cải thiện trang phía trước. Điều tra người dùng cũng cho thấy, họ muốn có nhiều kết quả hơn hiện trên mỗi trang.
Tuy nhiên, Google kiên quyết rằng việc đưa thêm nhiều lựa chọn sẽ mang đến một số hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như thời gian tải lâu hơn và giảm sự hài lòng của người dùng. Vì vậy, ông lớn tìm kiếm đã quyết định đặt ra hạn chế chặt chẽ về những gì có thể và không thể thêm vào.
Bất cứ khi nào một kỹ sư đưa ra một tính năng mới, nó sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, được thử nghiệm trên các trang tìm kiếm nâng cao và được đánh giá dựa trên tiêu chí dễ dàng sử dụng. Mục tiêu của Google là loại bỏ những thứ phức tạp không cần thiết.
Trong một “biển” đối thủ cạnh tranh, Google đã lựa chọn đúng con đường, hiển thị tìm kiếm ít hơn cho người sử dụng thay vì hiển thị nhiều.
Những ảnh hưởng bị giảm bớt
Mọi người thường tin, càng nhiều sẽ càng tốt. Nhiều chức năng, tính năng, tiện ích thì sẽ tốt hơn. Nhưng có vẻ, tất cả đang phức tạp hóa mọi thứ. Thay vì làm một cái gì đó dễ dàng hay thuận tiện hơn, chúng ta lại quá “đa nhiệm”. Và chính sự đa nhiệm này đã đánh lạc hướng mọi người khỏi mục tiêu ban đầu.
Chúng ta đang nói về việc giảm bớt ảnh hưởng. Nó thường xảy ra khi con người đặt ra mục tiêu để thu về kết quả cụ thể, nhưng việc bổ sung các yếu tố không cần thiết làm loãng hiệu quả mong muốn. Khi có nhiều hoạt động khiến chúng ta phải chú ý, năng lượng bị chia nhỏ và tiến độ, thành quả bị giảm sút.
Làm thế nào để đơn giản hóa và thu lại nhiều hơn?
Chúng ta có xu hướng “nhồi nhét” nhiều hoạt động vào cuộc sống vì nghĩ, nhiều lựa chọn hơn sẽ hạnh phúc và an toàn hơn. Nhưng thực tế, đưa ra mục tiêu dài hạn để tập trung và thay thế bởi những điều đơn giản mới là lựa chọn đúng đắn.
Thật không dễ dàng để đơn giản hóa. Hãy suy nghĩ kỹ càng về những điều cần thiết và không cần thiết để dành thời gian quý báu vào những mục tiêu quan trọng.
Khái niệm này được áp dụng cho nhiều khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như:
Giải thích một khái niệm: Đơn giản hóa những lời nói và chỉ nhắc tới những gì cần thiết.
Tạo một sản phẩm: Hạn chế tính năng, chỉ cho vào những tính năng cần thiết, người dùng sẽ dễ sử dụng hơn, làm tăng sự hài lòng.
Quyết định những hoạt động để làm: Chỉ tập trung vào các hoạt động giúp bạn đi đúng hướng, làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu.