Các công trình của EVN đạt giải gồm:
“Xây dựng giáo trình đào tạo cho công nhân lao động tuyển dụng mới và công nhân chuyển đổi nghề theo hướng nâng cao kiến thức thực tế” của kỹ sư Hoàng Ngọc Chung (Công ty Điện lực Quảng Nam), đạt giải Ba.
“Tính toán tổn thất điện năng hàng ngày theo cấp điện áp từ đo xa” của kỹ sư Huỳnh Thảo Nguyên (Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng), đạt giải khuyến khích
“Giải pháp giám sát tự động quá trình ghi chỉ số, phúc tra chỉ số trước khi phát hành hóa đơn tiền điện của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng” của Thạc sĩ Bùi Văn Minh (Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng), đạt giải khuyến khích.
Kỹ sư Hoàng Ngọc Chung - Công ty Điện lực Quảng Nam (thứ 5 từ trái sang hàng đầu) nhận giải Ba. Nguồn ảnh: TTXVN
|
“Giải pháp liên thông văn bản điện tử giữa chương trình CPC-eOffice và các chương trình Quản lý văn bản của chính quyền địa phương” của nhóm tác giả Hà Thanh Long, Phan Quang Nhật, Nguyễn Duy Bình (PC Thừa Thiên Huế) và Trần Thị Thanh Dung, Nguyễn Quốc Bảo (Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin EVNCPC), đoạt giải khuyến khích.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 được khởi động trong 2 năm 2020 - 2021, là giai đoạn dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, vẫn có 550 giải pháp được gửi dự thi. Có 55 tỉnh, thành phố, bộ, ngành gửi hồ sơ tham dự. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y, dược; giáo dục, đào tạo.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc được tổ chức từ năm 1989. Sau hơn 30 năm, có khoảng 7.000 giải pháp dự thi và gần 1.000 giải pháp được trao giải. Các tác giả được vinh danh là nhà khoa học, nông dân, công nhân có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên cả nước. Các giải pháp đạt giải đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.