(Ảnh minh họa)
|
Có một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh mắc phải những lỗi như vậy và chúng cũng sẽ rất hữu ích trong việc xây dựng hình ảnh một nhân viên chuyên nghiệp.
1. Phải luôn nhớ rằng sếp là cấp trên của bạn chứ không phải bạn bè hay đồng nghiệp. Không nên kể lể tất cả mọi chuyện với họ, đó không phải là người để trút bầu tâm sự hay giải tỏa ấm ức cho bạn. Chỉ nói những chuyện cần thiết liên quan tới công việc và những lời hỏi thăm xã giao. Và mỗi khi nói chuyện, hãy cư xử tự tin vì nó chứng tỏ rằng bạn đã làm tốt công việc của mình.
2. Chú ý đến thái độ của sếp để điều chỉnh cách nói chuyện của bạn. Nếu không hiểu những điều bạn trình bày, sếp sẽ không chú ý nữa và ngược lại. Giao tiếp là chìa khóa của thành công và đôi khi cũng chính là nguyên nhân của thất bại, hãy nhớ kỹ điều đó.
3. Cách diễn đạt cũng là một yếu tố rất quan trọng vì nếu bạn diễn đạt không tốt rất dễ gây nhầm lẫn, hiểu lầm. Việc này còn tùy vào đặc điểm của mỗi người, nên hãy bỏ thời gian tìm hiểu kỹ tính cách của sếp trước khi bàn về một vấn đề quan trọng để có cách diễn đạt phù hợp.
4. Hãy chắc chắn là giọng nói của bạn rõ ràng và dễ nghe. Đôi khi giọng nói cũng là một vấn đề trong giao tiếp, không chỉ với cấp trên mà còn với đồng nghiệp của bạn nữa. Hãy nói bằng một giọng nói rõ ràng và từ tốn cũng thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại.
5. Nếu bạn có vấn đề gì cần trao đổi với sếp hãy nói chuyện cởi mở và chân thành. Không nên tỏ ra tiêu cực, vì sếp sẽ không bao giờ muốn nghe những điều như vậy từ nhân viên của mình.
6. Hãy hiểu là không phải chỉ riêng bạn mà cả sếp của bạn cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc. Nếu có thời gian, hãy trò chuyện thẳng thắn về những yêu cầu công việc mà sếp muốn bạn đạt tới cũng như các mối quan tâm khác của sếp về công việc. Như vậy giúp bạn có thể đạt được kết quả mong muốn mỗi khi nói chuyện với sếp.
7. Làm việc chuyên nghiệp và hết mình sẽ tạo nên một hiệu ứng tâm lý tốt đối với sếp và mỗi khi bạn có yêu cầu hay thỏa thuận gì đó sếp cũng sẽ dễ ưng thuận với bạn hơn