Theo kế hoạch, đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2015-2016 bắt đầu 0h ngày 21/1 đến 24h ngày 26/1 năm 2016 (tổng cộng 6 ngày). Tuy nhiên, do tình hình lấy nước thuận lợi, đợt 1 đã rút ngắn 1,5 ngày, kết thúc lúc 12h ngày 25/1/2016.
Để bảo đảm mức nước ở Hà Nội +2,2 mét, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đã tăng cường lượng xả qua phát điện từ ngày 19/1/2016. Thực tế, trong thời gian lấy nước, mực nước sông Hồng tại Hà Nội được duy trì đúng yêu cầu, mực nước trung bình toàn đợt 1 là 2,28 mét, mực nước lớn nhất đạt được là 2,52 mét.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo nước cho vụ xuân ở phía Bắc - Ảnh Huyền Thương
|
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, dòng chảy hệ thống sông Hồng đã được duy trì đạt yêu cầu, tạo điều kiện cho hầu hết các địa phương lấy nước. Bên cạnh đó, năm 2016, các hồ thủy điện vận hành theo quy trình vận hành liên hồ (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), mực nước tại Hà Nội duy trì ở mức ít nhất +1,2 mét, có hiệu quả đẩy mặn tốt, tạo điều kiện cho các địa phương khu vực ven biển tranh thủ lấy nước từ các kỳ triều trước đợt lấy nước. Ngoài ra, toàn vùng có mưa (tổng lượng từ 20-30 mm) đã bổ sung lượng nước đáng kể cho làm đất.
Diện tích có nước tính đến kết thúc đợt 1 là: 314.196 ha, đạt 50% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch, cao hơn so với năm 2015 khoảng 13%.
Sau khi kết thúc đợt 1 lấy nước, các công ty khai thác công trình thủy lợi sẽ tiếp tục vận hành hệ thống bơm để đưa nước lên ruộng từ nguồn nước của các sông nội địa, hệ thống kênh mương, hồ chứa thủy lợi và lợi dụng thủy triều; đến trước thời gian xả nước đợt 2, diện tích đủ nước dự kiến sẽ tăng khoảng 10-15% so với thời điểm kết thúc đợt lấy nước 1.
Để có được kết quả trên, trước thời gian đợt 1 lấy nước, Tổng cục Thủy lợi đã có Công điện số 04/CĐ-TCTL-QLCT ngày 15/1/2016 gửi Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, các công ty khai thác công trình thủy lợi liên tỉnh về việc tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành lấy nước đợt 1.
Trong thời gian lấy nước, Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố và các cơ quan truyền thông trong việc cung cấp thông tin điều hành xả nước, lấy nước và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường việc tập trung lấy nước và sử dụng nước tiết kiệm. Việc theo dõi thông tin sát sao đã tạo điều kiện điều hành rút ngắn thời gian lấy nước 1,5 ngày.
Để thúc đẩy tiến độ lấy nước đổ ải, Tổng cục Thủy lợi đề nghị điều chỉnh kế hoạch lấy nước phù hợp với lịch lấy nước được rút ngắn, huy động mọi phương tiện lấy nước để tiếp tục tận dụng nguồn nước từ các hồ chứa nước thủy điện.
Các địa phương cần tiếp tục tranh thủ đưa nước lên ruộng trong thời gian trước đợt 2 lấy nước nếu có điều kiện về nguồn nước; nhất là các địa phương đang có diện tích lấy nước thấp hơn. Các địa phương gặp khó khăn về nguồn nước do hệ thống kênh mương trong nội địa chưa thông thoáng cần tiếp tục kiểm tra, giải quyết xong trước thời gian lấy nước Đợt 2;
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông đại chúng ý nghĩa quan trọng của việc tiết kiệm nước, vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tranh thủ đưa nước và quản lý nước trên ruộng chặt chẽ.
Bảng tổng hợp diện tích có nước tính đến 15h ngày 25/1
STT
|
Tỉnh/thành phố
|
Diện tích cần nước (ha)
|
Diện tích đã lấy được nước (ha)
|
Đạt được so với kế hoạch
|
1
|
Phú Thọ
|
36.000
|
26.301
|
73,06
|
2
|
Bắc Giang
|
52.200
|
4.129
|
7,91
|
3
|
Vĩnh Phúc
|
35.093
|
11.986
|
34,15
|
4
|
Bắc Ninh
|
36.000
|
9.923
|
27,56
|
5
|
Hà Nội
|
99.700
|
29.102
|
29,19
|
6
|
Hà Nam
|
32.191
|
20.697
|
64,29
|
7
|
Hưng Yên
|
38.128
|
17.329
|
45,45
|
8
|
Hải Dương
|
61.000
|
30.284
|
49,65
|
9
|
Hải Phòng
|
36.500
|
15.027
|
41,17
|
10
|
Thái Bình
|
79.627
|
52.504
|
65,94
|
11
|
Nam Định
|
80.126
|
65.018
|
81,14
|
12
|
Ninh Bình
|
41.284
|
31.896
|
77,26
|
|
Tổng cộng
|
627.849
|
314.196
|
50,0
|
|