Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, ngoại giao năng lượng là một trong những chính sách và chiến lược quan trọng của Mỹ trong tương lai. Theo đó, Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok (Thái Lan) sẽ tiếp đón các nhân viên của OPIC và USTDA, những người sẽ chịu trách nhiệm quản lý chương trình. Ngoài việc cấp trực tiếp tiền hỗ trợ, chương trình năng lượng sạch cũng sẽ cung cấp bảo hiểm, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ giám sát dự án và nhiều phương tiện khác nhằm đảm bảo sử dụng nguồn quỹ một cách tốt nhất.
Việc thiếu hụt mạng lưới điện và nguồn cung cấp điện đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới và việc tham gia vào các sáng kiến ngoại giao năng lượng ở những khu vực này sẽ cho phép Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác an ninh và kinh tế.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Công ty General Electric sẽ cung cấp bổ sung các tu-bin gió trị giá 94 triệu USD cho dự án năng lượng điện gió tại tỉnh Bạc Liêu, đồng thời công bố một số dự án kinh tế và môi trường khác sẽ được triển khai trong cả nước.
Thể hiện khái niệm ngoại giao năng lượng, Hiệp định đối tác toàn diện về năng lượng giữa châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ là một sáng kiến do Mỹ, Brunei, Indonesia đồng sáng lập được thực hiện vào năm 2012.
Cùng với sáng kiến năng lượng bền vững cho mạng lưới điện vùng sâu vùng xa Indonesia, Chương trình năng lượng sạch là một trong những dự án được thiết lập trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện về năng lượng giữa châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ.