Các đại biểu dự Hội thảo về thành tựu mới về đánh giá an toàn và vật liệu đập
|
Tới dự Hội thảo có ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Anh hùng lao động Thái Phụng Nê - Nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng; Tiến sỹ Martin Wieland - Chủ tịch Ủy ban Địa chấn trong thiết kế đập - Hội Đập lớn thế giới; đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Ban QLDA Thủy lợi CPO (Bộ NN&PTNT), Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, Việt Nam có 6886 hồ chứa, trong đó có 238 hồ thủy điện, 6648 hồ thủy lợi với tổng dung tích hơn 73 tỷ m3 nước. Các hồ đập ở Việt Nam được xây dựng bằng nhiều công nghệ khác nhau, trong đó có hơn 400 hồ thủy lợi do người dân xây dựng bằng nguyên liệu đất, hiện nhiều hồ đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một số hồ chứa đã bị vỡ như hồ Hố Hô(Hà Tĩnh), Đầm Hà (Quảng Ninh)… là cảnh báo vấn đề an toàn hồ đập.
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, thời gian qua đã có 633 hồ chứa được cải tạo với tổng kinh phí hơn 12 nghìn đồng, hiện Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ hơn 400 triệu USD để Việt Nam nâng cấp, cải tạo hồ đập.
Tại Hội thảo, thông qua những chuyên đề: “Đứt gãy và gián đoạn địa chất sinh chấn tại móng đập và hồ chứa”; “Đặc tính động đất của các đập chắn lớn trong các trận động đất”; “Thiết kế an toàn đập hiện đại và bền vững”… các đại biểu đã được Tiến sỹ Martin Wieland - Chủ tịch Ủy ban Địa chấn trong thiết kế đập - Hội Đập lớn thế giới trao đổi, cung cấp thông tin hữu ích về những thành tựu mới trong đánh giá an toàn hồ đập cũng như vật liệu đập.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu được nghe chuyên đề “Chống thấm với thép cừ” là chuyên đề của Tiến sỹ Masakazu Sugimoto đến từ Công ty Nippon Steel& Sumikin Metal Products