Ắc qui cung cấp nguồn điện chính
Hệ thống điện trên máy bay thương mại thường có một ắc qui và hai hay nhiều máy phát xoay chiều. Ắc qui cung cấp dòng điện một chiều được nối trực tiếp với dây dẫn ắc qui hay Bus khẩn cấp (1). Dòng điện xoay chiều được sinh ra từ các máy phát điện sẽ chuyển đổi thành dòng điện một chiều, cấp điện cho những chỗ cần sử dụng đặc biệt trên máy bay.
Các hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển bay, hệ thống liên lạc và hệ thống vô tuyến dẫn đường là những hệ thống được ưu tiên khi sử dụng nguồn điện.
Các thiết bị chiếu sáng ở khoang bếp, hoặc các thiết bị chiếu sáng không quan trọng khác được xếp vào mức ưu tiên thấp. Điện ở đây thường được tắt đi trong trường hợp máy phát bị lỗi.
Trong trường hợp hệ thống máy phát hỏng hoàn toàn, ắc qui sẽ cung cấp điện cho tất cả các thiết bị quan trọng. Thông thường, ắc qui nạp đầy có thể cung cấp năng lượng dự phòng trong khoảng 20 đến 30 phút.
Nguồn điện từ Ắcqui rất quan trọng trong trường hợp máy bay gặp sự cố mất nguồn máy phát - Ảnh: Vũ Lam
|
Hệ thống nguồn phụ (APU)
APU là thiết bị dùng để cung cấp điện trong trường hợp máy phát bị hỏng, hoặc dùng để san tải cho máy phát. APU thường dùng để khởi động các động cơ chính của máy bay.
APU thực chất là một động cơ tua-bin tương đối nhỏ dạng máy nén khí ly tâm. Dòng khí chảy qua máy nén được đưa vào hệ thống cung cấp khí. Khi khởi động, APU chạy với vận tốc không đổi. Khi có sự cố, APU tự động tắt.
Trong khi máy bay ở trên mặt đất, APU cung cấp: Nguồn điện (electrical power), áp suất thủy lực (hydraulic pressure), điều hòa không khí (air conditioning).
Hệ thống nguồn phụ này thường cung cấp dòng điện xoay chiều 115V ở tần số 400 Hz và cung cấp dòng một chiều dòng 28V.
Nguồn điện khi máy bay gặp sự cố
- Ắc qui trong máy bay rất quan trọng. Ngoài việc dùng khởi động động cơ, ắcqui là nguồn điện duy nhất nếu như hệ thống điện xoay chiều trên máy bay gặp sự cố, khi đó nó sẽ là nguồn cho các hệ thống điều khiển bay và liên lạc.
- Trong những tình huống khẩn cấp có liên quan đến nguồn điện, máy phát điện sẽ chạy các thiết bị phát điện hỗ trợ như Auxiliary power units (APUs) hoặc Ram air turbine (RAT).
- Hệ thống ra dar liên lạc, định vị và dò đường được kết nối chặt với hệ thống điện. Do đó, khi hệ thống điện trên máy bay (bao gồm cả các hệ thống dự phòng) bị trục trặc thì các hệ thống trên không hoạt động. Nhưng, cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp mất ra dar (tín hiệu) đều là do hệ thống điện. Nó có thể do các nguyên nhân khác, như nhiễu tần chẳng hạn.
Chú thích: (1): Bus emergency: Được hiểu như bus trong cấu trúc máy tính.
Một số vụ tai nạn máy bay có nguyên nhân liên quan đến hệ thống điện- điện tử
- Chuyến bay Air France flight 447 (2009)
Ngày 1/6/2009, chiếc máy bay Airbus A330-203 của Hãng hàng không Pháp Air France bất ngờ mất tích trên Đại Tây Dương khi bay từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp) mà không hề gửi đi bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào. Toàn bộ 228 người có mặt trên máy bay đã thiệt mạng và đến nay 74 thi thể vẫn nằm dưới đáy đại dương.
Mãi đến năm 2012, Chính phủ Pháp mới công bố bản báo cáo cuối cùng xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Theo đó, một cảm biến tốc độ trên máy bay bị hỏng do bị phủ băng lúc máy bay đi qua một cơn bão khiến hệ thống bay tự động dừng hoạt động. Các phi công tìm cách giải quyết vấn đề nhưng mắc sai lầm khiến máy bay chết máy, đâm xuống biển.
- Chuyến bay TWA Flight 800 (2006)
Năm 1996, chuyến bay mang số hiệu 800 của hãng Trans World Airlines (TWA) phát nổ giữa không trung, ngoài khơi bờ biển đảo Long Island, New York, Mỹ. Máy bay Boeing 747-100 bị rơi chỉ 12 phút sau khicất cánh từ sân bay John F. Kennedy, lấy đi sinh mạng của 230 người.
Sau 4 năm điều tra, Cục An toàn vận tải quốc gia Mỹ (NTSB) đã kết luận, hệ thống điện bị hỏng phát ra tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. |