Theo báo cáo này, quốc gia có tỷ trọng điện gió cao nhất là Trung Quốc chiếm 34%, Mỹ 17%, Đức 10%, sau đó đến Ấn độ 6%, Tây Ban Nha 5%, Vương quốc Anh, Canada đều 3%, Pháp, Italia, Brazil đều 2%, còn Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thổ Nhĩ kỳ, Ba Lan đều 1%.
Các dự án điện gió biển ngoài khơi đầu tiên được lắp đặt ở Đan Mạch vào năm 1991. Kể từ đó, quy mô thương mại các trang trại gió ngoài khơi đã được hoạt động trong vùng nước nông trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Âu.
Gần đây sự tiến bộ về công nghệ và giá thành đầu tư giảm đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện gió biển toàn cầu, làm cho tài nguyên năng lượng gió biển trở nên quý giá hơn rất nhiều.
Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 112.000 km2, khu vực có độ sâu từ 30 m đến 60 m có diện tích rộng khoảng 142.000 km2 có tiềm năng phát triển tốt điện gió biển rất tốt. Đặc biệt khu vực biển có độ sâu 0-30 m từ Bình Thuận đến Cà Mau rộng khoảng 44.000 km2.
Theo số liệu gió Phú Quý, Côn Đảo thì vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100 m đạt hơn 5-8m/s. Hiện nay trang trại gió biển đầu tiên với công suất gần 100 MW đã hoạt động và đang nghiên cứu triển khai các giai đoạn tới năm 2025, lên tới 1.000 MW.