Chính phủ Anh đang chịu áp lực ngày càng lớn do ảnh hưởng của giá năng lượng tăng cao. Nguồn ảnh: https://www-reuters-com
|
Chính phủ Anh đang chịu áp lực ngày càng lớn do giá sinh hoạt ngày càng tăng cao. Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán lạm phát giá tiêu dùng sẽ đạt mức cao nhất trong 30 năm là khoảng 6% vào tháng 04/2022.
Chuyên gia kinh tế Jonny Marshall cũng cho biết: “Giá khí đốt tăng đang khiến hóa đơn năng lượng tăng cao, và số gia đình bị "căng thẳng nhiên liệu" sẽ tăng gấp ba lần lên tới hơn sáu triệu hộ gia đình trong mùa hè 2022.
Trước tình hình đó, Chính phủ Anh sẽ cân nhắc việc trả tiền cho các công ty cung cấp năng lượng khi giá năng lượng bán buôn ở mức cao, qua đó hy vọng các công ty sẽ không chuyển chi phí tăng cao cho người tiêu dùng. Còn khi giá năng lượng xuống thấp một ngưỡng nhất định, các công ty này sẽ trả lại tiền cho Chính phủ. Số tiền trên thực chất là khoản cứu trợ khẩn cấp để đảm bảo thu nhập của công ty năng lượng tư nhân khi giá nhiên liệu bán buôn tăng.
Mặc dù đề xuất trợ cấp cho các công ty năng lượng không phải là cách giải quyết triệt cho vấn đề trên, tuy nhiên đây là giải pháp phù hợp với hiện trạng hiện nay tại Anh. Trong đó, việc cứu nhiều công ty nhỏ trong lĩnh vực năng lượng là qúa muộn. Trong năm vừa qua, khoảng một nửa các công ty cung cấp năng lượng ở Anh đã phá sản. Phần lớn những công ty năng lượng phá sản đều bị “nuốt chửng” bởi một trong 5 công ty năng lượng sở hữu các nhà cung ứng năng lượng lớn ở Anh.
Vì vậy, một trong những tác động chính của cuộc khủng hoảng năng lượng là củng cố hơn nữa sức mạnh của các nhà cung ứng lớn trên trong một lĩnh vực vốn đã tập trung cao. Do đó, viện nghiên cứu Common Wealth của Anh cho rằng hiện có rất ít lý do để tin rằng những công ty năng lượng lớn cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Tác động tài chính của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với các nhà cung cấp sẽ rõ ràng trong những tháng tới khi các công ty bắt đầu công bố báo cáo tài chính cho quý IV/2021.