Tắt các thiết bị không sử dụng: Trong các TTDL, không phải lúc nào cũng sử dụng hết các máy móc. Máy móc không sử dụng nếu không tắt nguồn vẫn có thể tiêu thụ năng lượng và sản xuất ra nhiệt.
Vì vậy, sử dụng phần mềm quản trị năng lượng trong các TTDL sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt tình hình tiêu thụ điện ngay cả của các thiết bị không sử dụng. Có nghĩa là sẽ có thể tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng và giảm bớt phát thải trong TTDL.
Sắp xếp tủ rack để tạo ra các luồng khí nóng và khí lạnh: Thực tế nhiều TTDL vẫn chưa triển khai các biện pháp đóng gói luồng khí nóng hay khí lạnh. Việc sắp xếp hàng tủ rack sao cho mặt trước của máy chủ (phía mát) đối diện với nhau có thể giúp giảm đáng kể việc thất thoát năng lượng cũng như kéo dài vòng đời cho chính các máy chủ.
Điều chỉnh hệ thống dự phòng: Hệ thống dự phòng thường được sử dụng thấp hơn nhiều so với năng lực thiết kế. Hãy điều chỉnh để chúng hoạt động hiệu quả trên cơ sở tỷ lệ với tải thực tế.
Khai thác phần mềm quản lý năng lực: Những công cụ này giúp giảm thiểu những tình huống "loãng tải" trong TTDL và tối ưu hóa số lượng thiết bị IT được lắp đặt, thông qua việc quản lý năng lực cấp nguồn, làm mát gộp và quản lý hiệu quả năng lượng cho tổng thể hệ thống. Qua đó, tránh được việc đầu tư các thiết bị không cần thiết và giảm chi phí năng lượng nhờ vận hành hiệu quả hệ thống hiện có.
Lắp đặt các thiết bị cấp nguồn và làm mát có khả năng thích ứng cao. Một TTDL được thiết kế có khả năng mở rộng về hệ thống cấp nguồn và làm mát giúp xây dựng được TTDL theo đúng quy mô cần thiết và tăng đáng kể mức độ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, nếu chỉ chạy các hệ thống cấp nguồn và làm mát cần thiết, còn giúp kéo dài tuổi thọ cho các hệ thống và tiết kiệm ngân sách đầu tư.
Triển khai giải pháp làm mát theo hàng máy: Kỹ thuật làm mát theo hàng giúp làm giảm sự hòa trộn của các luồng khí mát và khí nóng. Qua đó, tăng khả năng dự báo về phân phối khí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng bằng cách cung cấp khí mát tới đúng các tải cần được làm mát - phía mát của máy chủ.
Triển khai giải pháp đóng gói luồng khí nóng: Điều này liên quan đến việc sắp xếp để tạo thành các luồng khí nóng và khí lạnh riêng biệt. Việc tách luồng khí có nhiệt độ cao hơn có thể giúp tăng năng suất làm mát các phần khác của TTDL. Điều này cho phép máy móc tăng thời gian hoạt động ở chế độ tiết kiệm và làm giảm đáng kể chi phí điện.
Sử dụng bộ biến tần: Nhiều thiết bị chạy bằng động cơ điện trong TTDL vận hành hết tốc độ ngay cả khi lượng tải hỗ trợ đòi hỏi công suất thấp hơn. Các bộ biến tần (VFD) giúp điều chỉnh công suất quạt theo đúng tải, nhờ vào cơ chế kiểm soát tốc độ, các phần mềm quản trị và các bộ cảm biến nhiệt có dây hay không dây.
Lắp đặt bộ lưu điện (UPS) hiệu suất cao: UPS là một trong các thiết bị ngốn nhiều điện nhất trong các TTDL. Với việc sử dụng UPS hiệu suất cao, ngay cả khi chỉ chạy với 30% tải, các hệ thống UPS mới nhất vẫn đạt hiệu suất cao hơn trung bình tới 10% so với các UPS thế hệ cũ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.